Lấy gậy tích | Đại Bảo Tháp Mandala Tây Thiên | Đại Bảo Tháp | Đại Bảo Tháp Tây Thiên

Lấy gậy tích

Lấy gậy tích

Lời ghi: “Lấy” nghĩa là từ trong lấy ra mà hành trì. “Gậy” là phò, nương, nghĩa là nương gậy mà hành trì hay phò ta ra khỏi ba cõi. “Tích” có 8 nghĩa bày trên:

1) Hay nhẹ phiền não,

2) Tỏ Phật pháp,

3) Ra ba cõi mà chẳng trở lại,

4) Tỏ chánh pháp mà trọn tĩnh,

5) Dứt ỷ ta,

6) Xa ba độc,

7) Lượm lấy báu giới định huệ,

8) Thành tựu Bồ đề Vô thượng.

Nên gọi là tích.

Bốn cánh 12 vòng là gậy của Phật Thích Ca Mâu Ni, 2 cánh 12 vòng là gậy của Phật Ca Diếp. Lại gậy của đại tiểu thừa dùng đều chẳng đồng, chế cũng khác nhau.

Lời góp: Tiếng Phạn gọi là Khích khí La, dịch là gậy tích, là món của chư Phật 3 đời cầm, để nêu công đức trí hạnh trừ sạch nghiệp chướng phiền não. Tỳ kheo mỗi ngày ăn sớm xong, nhăn cây xỉa răng rồi phải lễ Phật lấy gậy ra, nếu có người bạch y hay Sa di, bảo họ trao cho, nếu không người thì lễ Phật 3 lạy đứng dậy rồi tự lấy đem ra, day qua hướng Đông lau bụi. Như pháp quán tưởng rộng rõ khư trong kinh Tích Trượng. Khi tay lấy gậy, thầm niệm kệ chú này.

Cầm nắm gậy tích, nên nguyện chúng sinh, lập hội thí lớn, bày đạo như thật.
Án, na lật thế, na lật thế, na lật tra bát để, na lật đế, na dạ bát nánh hồng phát (phấn) tra ( 3 lần).


Lời ghi: “Cầm nắm” là tay xách lên, có hai nghĩa:

1) Cầm, là uy nghi hành đạo,

2) Rung, vì khất thực nên rung.

Cho nên phát lời nguyện tương tự, cái đạo không nương, là chân đạo, hướng về pháp vô dư, là chân Niết bàn. Nên kinh nói: “Gậy như thế là cơ nêu của Thánh nhân, vì tỏ nhân cách của hiền sĩ, là cột phướn chánh, để đi tới Đạo Pháp, cái chí lập nhớ nghĩa. Đủ bốn nghĩa này nên gọi tích trượng”. Bởi pháp y nơi tâm mà lập, giáo đối với cơ mà luận, pháp của Sa môn rõ “không” mà đắc đạo, cầm giữ gậy tích tỉnh ngộ cho tất cả chúng sinh ở thế gian, nên trước phải phát nguyện vậy.

“Lập hội thí lớn, bày đạo như thật” là tức từ sự tỏ lý nơi thật mở quyền, nên mới dụng tràng pháp lớn mở đường chánh nhân thiên, đóng cửa các đường dữ. Khiến chúng sinh trong pháp giới chẳng vào đường mê, hiển bày cái Lý tướng thật nhất chân. Dùng trí như như, hiệp Trí như như Trí lý như một, hiệp lý trung đạo, nên gọi là “lập hội thí lớn” bày đạo như thật.

(Trích "Tỳ Ni Hương Nhũ"
Dịch giả: HT. Thích Thiện Chơn
Nguồn: NXB Tôn giáo 2010)

Viết bình luận

Chúc mừng năm mới
Copyright © 2015 daibaothapmandalataythien.org. All Rights Reserved.
Xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Email: daibaothapmandalataythien@gmail.com

Đăng ký nhận tin mới qua email
Số lượt truy cập: 6484596
Số người trực tuyến: