Ngủ nghỉ
24/05/2016 - 09:00
Lượt xem: 228
Ngủ nghỉ
Lời ghi: Nghĩa như trước giải. Khi ngủ nghỉ, chấp tay day mặt hướng Tây niệm Phật mười tiếng, hoặc trăm ngàn tiếng rồi mới tụng kệ này.
Theo giờ ngủ nghỉ, nên nguyện chúng sinh
Thân đặng an ổn, tâm không loạn động
Lời ghi: Kinh luật đều dạy đệ tử xuất gia đầu hôm cuối đêm ròng siêng Phật đạo, giữa đêm ngơi nghỉ, khỏi sinh họa quá nhọc, như mặt trời mọc thì làm, mặt trời lặn thì nghỉ. Như ông Tể Dư ngủ ngày, là phi thời. Thích Tử việc lớn chưa tỏ, chỗ làm chưa xong, tâm rông rỗi chưa dứt, là phi thời. Cũng có người thân an mà tâm chưa an, cũng gọi là phi thời.
“Ngủ nghỉ” là nằm ngủ. Nếu việc lớn đã tỏ, chỗ làm đã xong, rong cầu đã hết, thân tâm đều an, nên gọi “an ổn là đúng nhau “theo giờ” vậy.
Người đời nay chỉ biết ngày dùng mặt trời làm ơn, mà chẳng biết đem dùng mặt trăng làm đức, trăng là đức. Là như kinh Hoa Nghiêm thần chủ đêm Bà San Bà Diễn Để nói: Tất cả chúng sinh đến lúc đêm tối nếu không thần chủ đêm vệ hộ, thời bị loài dã can và yêu mị quấy rối, chẳng đặng an ổn ngủ nghê, nhờ có ơn của thần đêm vệ hộ.
Nên hay khiến chúng sinh, đên nơi đất an ổn chẳng động, nơi hưởng an nghỉ không chiêm bao, có thể thấy Bồ Tát đi đứng nằm ngồi, đều độ thoát cho chúng sinh, nên chúng ta khi nằm ngủ, thì phải phát nguyện độ sinh vậy.
“Thân đặng an ổn, tâm không loạn động” là tâm định thì thân định, lo nhiều thì chiêm bao nhiều nên gọi “loạn động”. Nghĩa là nhờ sức pháp này mà đặng xa lìa mộng tưởng điên đảo, thức ngủ như một vậy. Phải quán tưởng tâm mình như vầng nguyệt tròn đầy trong sạch, trong vầng nguyệt, quán tưởng chữ “A” hình chữ Phạn sáng ánh rực rỡ, đây là gốc chủng chữ Tây Vức. Chữ “A” là nghĩa vô sinh, tưởng các hạnh vô thường, rốt về mòn mất, hay làm và chỗ tất cả đều không, cũng như chiêm bao huyễn thuật, rỗng không có sinh, tức là nghĩa an ổn thân tâm vậy. Luật Thiện Kiến nói: “Khi gần sắp ngủ trước phải niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm giới, niệm thí niệm Vô thường, trong sáu niệm phải đủ mỗi mỗi”.
Lời góp: Quán tưởng vầng chữ “A” một hơi niệm 21 tiếng, rồi mới nằm. Phải nằm hông bên hữu, gọi ngủ kiết tường, chẳng đặng nằm ngửa nằm sấp và nằm hông bên tả, chẳng đặng cỗi áo trong, áo nhỏ, mà nằm phải nhớ niệm gốc tham tầm.
(Trích "Tỳ Ni Hương Nhũ"
Dịch giả: HT. Thích Thiện Chơn
Nguồn: NXB Tôn giáo 2010)
(Trích "Tỳ Ni Hương Nhũ"
Dịch giả: HT. Thích Thiện Chơn
Nguồn: NXB Tôn giáo 2010)
- 228
Viết bình luận