Nhiễu tháp | Đại Bảo Tháp Mandala Tây Thiên | Đại Bảo Tháp | Đại Bảo Tháp Tây Thiên

Nhiễu tháp

Nhiễu tháp

Lời ghi: “Quanh” nghĩa là xây giáp vòng. “Tháp” tức là cung điện xá lợi của tất cả chư Phật. Tiếng Phạn gọi Xá lợi, dịch là: thân xương e lộn với xương người phàm phu chết ( nên gọi xá lợi), ở Tây Vức, dùng chắp tay đi vòng quanh là cung, xứ này dùng lễ bái khen đức là kỉnh.

Tiếng Phạn gọi Chế Để, cũng gọi Tuý đổ ba, hoặc Phù đồ, dịch là Tháp, có để xá lợi, gọi là Tháp, không để xá lợi gọi Chi Đề (chế để) dịch là chỗ sinh thiện dứt ác, hoặc gọi chỗ Cao Hiển, nghĩa là cờ nêu để hiển, hiển dương công đức của Như Lai. Cũng dịch là mồ vuông mã tròn. Lại gọi là chỗ nên cúng dường, là nói chỗ bảo tháp ở đâu tức đồng pháp thân chư Phật ở đấy, nên hãy cung kính cúng dâng vậy.

Truyện Tây Vức ký nói: “Ở Tây Thiên tùy việc cung kỉnh nào, khi lễ rồi đều phải đi quanh, vì tỏ quy kỉnh tột bậc vậy. Nhưng chẳng nên không việc chi mà lên tháp”. Cổ đức nói: “Không việc chi chớ nên điện Tam bảo, thung dung chớ vào trong tháp đi, nếu không quét đất dâng hương nước, cả phước luân vương cũng nhẹ suy”.

Lời góp: Luật Tăng kỳ nói: “Lạy Phật chẳng đặng như dê câm. Lại lễ tháp Phật hãy đi vòng phía hữu, như vòng nhật nguyệt và sao đi vòng quanh núi Tu Di, chẳng đặng vòng phía tả, đi quanh vòng có 5 việc. 1) cúi đầu ngó đất, 2) chẳng đạp trùng, 3) chẳng đặng liếc ngó tả hữu 4) chẳng đặng khạc nhổ nơi đất, 5) chẳng đặng nói chuyện cùng người.

Lại đặng 5 phước, 1) đời sau đặng sắc tốt đoan chính, 2) được tiếng giọng tốt, 3) đặng sinh lên trời, 4) sinh nhà vương hầu, 5) đặng đạo Nê Hoàn.

Lời ghi: Trong Kinh Đề vị hỏi rằng: “Rải hoa đốt hương thắp đèn, lễ bái, ấy là cúng dường, còn đi vòng quanh đặng phước thế nào?”. Phật nói: “Có năm điều phước …như đã kể trên”.

Vòng phía hữu pháp, nên nguyện chúng sinh, chỗ đi không nghịch, thành tất cả trí.

Nam Mô tam mãn đa một đà nấm. Án đố ba đố ba ta bà ha. (câu chú niệm 3 lần).


Lời ghi: “Vòng phía hữu” là trong Luận Tát Bà Đa nói: “ Nêu tột bậc thành kỉnh vậy”. Pháp Phật không chi lạ, lấy kiền kỉnh làm gốc, ở Miền Tây thì vai trần chân lộ mà làm cung. Xứ này thì khăn dép đủ chỉnh mà làm kỉnh. Xứ kia lạy ít mà đi vòng nhiều, xứ kia thì lạy nhiều mà đi quanh ít.

Phàm việc thành thuận thì “tất cả trí” không lúc nào chẳng thành thuận, nên phải coi chỗ đi quanh phía hữu mà phát nguyện này, khiến tất cả trí của ta tự ngộ. Tự ngộ không chi lạ, duy “đi không nghịch” mà thôi. Ý chỉ “không nghịch” là lý của mỗi Phật thừa thuận, cho nên phía hữu là  kiết, phía tả là hung, phía hữu là thuận, phía tả là nghịch.

Nếu người đi quanh phía tả, lực sĩ Mật Tích thấy liền muốn dùng chày Kim Cương đánh nát thân họ. Ba đời chư Phật, thường dạy bảo tất cả phải hiếu thuận Tam Bảo, cha mẹ, sư trưởng, không trái, không nghịch, nay đặng quả báo sợ, không ai dám nghịch. Lại thân Phật thanh tịnh, chúng sinh ở nơi đó, đều thấy việc làm của mình, hoặc trời, hoặc thần, không ai chẳng thấy, cho nên sợ kỉnh, quanh phía hữu mà đi, nay sao ngươi dám nghịch vậy.

Kinh Bổn Hạnh nói: “Tức khi Thế Tôn giáng sinh, đi giáp vòng 7 bước, cũng từ phía Nam đến phía Tây”. Như khi đi quanh, vào cửa trước theo chân bên tả, từ bên hữu của Phật mà lên, tới phía sau, tới phía tả, tới phía trước, ba vòng rồi khen lạy mà đi, như vậy sự thuận lý thuận, tâm thành pháp thành, thì cùng chư Phật không trái nghịch nhau, tức tỏ nghĩa Trung đạo, nên gọi “chỗ đi không thành cả trí”.

(Trích "Tỳ Ni Hương Nhũ"
Dịch giả: HT. Thích Thiện Chơn
Nguồn: NXB Tôn giáo 2010)

Viết bình luận

Chúc mừng năm mới
Copyright © 2015 daibaothapmandalataythien.org. All Rights Reserved.
Xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Email: daibaothapmandalataythien@gmail.com

Đăng ký nhận tin mới qua email
Số lượt truy cập: 6289953
Số người trực tuyến: