Mở bát | Đại Bảo Tháp Mandala Tây Thiên | Đại Bảo Tháp | Đại Bảo Tháp Tây Thiên

Mở bát

Mở bát

Lời ghi: “Mở” là mở trải ra; nghĩa là bát e có bụi, trước phải mở khăn lau trong ngoài, rồi để trên bàn, để chờ đến bữa ăn vậy.

Ứng lượng pháp của Như Lai, tôi nay đặng mở ra, nguyện dâng tất cả chúng, đồng ba vòng rỗng vắng.

Án tư ma ma ni tá ha (Câu chú niệm 3 lần).

Lời ghi: Tiếng Phạn gọi Đa Dà A Dà Độ, cũng gọi “Đát Thát A Kiệt”, dịch là “Như Lai”.

Luận Trí Độ nói: “Phật hiệu Như Lai, nghĩa là như Phật Định Quang, v.v…, tu sáu ba la mật, mà đặng thành Phật đạo, thì Phật Thích Ca cũng “Như” vậy mà “Lai” nên gọi Như Lai. Như trí của Phật Định Quang, v.v… biết các tướng pháp từ trong Như mà ra (lai) thì Phật Thích Ca cũng (Như), thế mà (Lai) (ra) nên gọi là Như Lai. Song Như Lai có đủ ba thân là: Pháp, Báo, Hóa. Như Lai của Pháp Thân là không từ đâu lại (Lai) cũng không đi đâu;

Như Lai của Báo Thân là như tự tính của pháp mà lai (Lai) thành chính giác, Như Lai của Hóa Thân là nương đạo như thật mà (Lai) độ chúng sinh vậy”.

Nay nói: “Ứng lượng pháp của Như Lai” là thuộc Như Lai của Ứng thân trong ba thân. Vì bát này là chính Thế Tôn tự ra kiểu mẫu vậy.

Luật Tứ Phần nói: “Phật đi dạo đến nước Tô Ma, thấy ở nước ấy bùn đất mịn nhuyễn, chẳng thua kém bông Đâu la, lấy đất tự nắn bát sống, trao cho thợ gốm đốt thành bát này, sắc báu sáng láng, tròn trịa tốt đẹp. Phật cho phép thọ trì. Phải biết bát này là pháp khí của ngàn Phật trao thọ, 95 thứ ngoại đạo đều không biết tên, chỉ có Phật Như Lai ta bày phép chưa từng có ấy thôi”. Nên biết Bát này rất tôn rất quý, ta nay duyên gì hạnh gì “mà đặng mở ra” là vì đã thọ giới của Phật. Một câu này hàm đủ vô hạn ý tưởng khao khát mong gặp. Song đại ý mở lau chẳng luống vì tự lợi miệng thân mà thôi, trước phải phát nguyện vì chúng vậy (nguyện dâng tất cả chúng).

Ba vòng rỗng vắng, là lời luận Kinh Năng Đoạn Kim Cang nói: “Nghĩa là khi bố thí, rõ thấu người thí, người thọ và vật thí ra đều vốn không; thì có bẻ nát tướng chấp mắc, ấy gọi ba vòng thể không!”. Một là thí không, nghĩa là: Người hay thí hiểu rõ thân ta vốn không, đã biết không ta thì không lòng mong mỏi phước báo, ấy gọi thí không. Hai là thọ không, nghĩa là đã thấu không có ta, hay thí, thì cũng không có người thọ thí ấy là thọ không. Ba là vật thí không, nghĩa là của cải châu báu các vật đã không hai tướng ta và người, thì biết tất cả đều không, thì đâu có món nào khá đặng, ấy là vật không.

Nhận biết như vậy mới gọi “ba vòng rỗng vắng” không trụ tướng bố thí, mà hiệp ý chí sâu của Bát nhã vậy.

Chú thích:

Lai: lại, đến, ra

Nước Tô Ma: (So ma) dịch là nguyệt (trăng)

Bông đâu la: (Tu la) dịch là trắng sạch, cũng dịch là Tế hương (thơm nhỏ) lại dịch là hoa cây dương. Nghĩa là Tay: (Tu la) Bông là gòn. Đâu la là tên chung, xơ bông tất cả cỏ cây, cho nên dịch là gòn kén tơ thôn quê xơ bông, bông cây dương.

Thợ gốm: Tên thợ làm ngói

(Trích "Tỳ Ni Hương Nhũ"
Dịch giả: HT. Thích Thiện Chơn
Nguồn: NXB Tôn giáo 2010)

Viết bình luận

Chúc mừng năm mới
Copyright © 2015 daibaothapmandalataythien.org. All Rights Reserved.
Xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Email: daibaothapmandalataythien@gmail.com

Đăng ký nhận tin mới qua email
Số lượt truy cập: 6289943
Số người trực tuyến: