Vật nằm | Đại Bảo Tháp Mandala Tây Thiên | Đại Bảo Tháp | Đại Bảo Tháp Tây Thiên

Vật nằm

Vật nằm

Lời ghi: Ni sư đàn là về loại y trong nhiều loại. Đồng hình chiếc chiếu thì gọi là phu cụ (vật trải). Đồng hình cái mền thì gọi là ngọa cụ (vật nằm) số là nói trải mà nằm vậy. Trải mà ngồi thì gọi là tọa cụ (vật ngồi), trải để lót chân thì gọi là y lót chân, tên hàm nhiều nghĩa, nên thuộc số trong y bá nhất.

Lời góp: Tiếng Phạn gọi Ni sư đàn dịch là vật ngồi, cũng dịch là áo theo chỗ ngồi, cũng dịch là y lót chân, dài hai gang rưỡi tay Phật, rộng hai gang tay Phật. Luật Tăng Kỳ nói: “Một gang tay của Như Lai hai thước bốn tấc đấy là theo thước nhỏ, nếu theo thước lớn, độ cỡ hai thước. Chẳng đặng lấy làm 3 y, chẳng đặng tịnh thí, và chẳng đặng lấy để túm cỏ, củi, đựng đồ tạp nhạp, chỉ đặng trải ngồi.

Nếu đi đường, đến chỗ ngồi thì lấy mà ngồi. Luật Thập Tụng nói: “Ni sư đàn mới phải 2 lớp, cũ thì phải 4 lớp, chẳng nên dùng Ni sư đàn chiết”.

Duyên khởi gốc chế trong Luật là vì thân thể, vì y, vì đồ nằm.

Lời sự sao nói: “Vì thân là e ngồi đất có chỗ tổn. Vì y là e không nhờ Ni sư đàn thì 3 y dễ hư, vì đồ nằm là e thân chẳng sạch dơ giường chõng của Tăng”.

Luật nói: “Ni sư đàn mới, lấy cái cũ may 4 bên bìa, cho lộn màu. Nếu làm, nên đặt bìa”.

Luật Ngũ Phần nói: “Do làm ba phần, đầu dài dư một kết 4 góc, chẳng kết thì thôi. Luật Căn Bản và Truyện Ký Quy chẳng cho lễ bái đem trải ra. Năm nước Thiên Trúc Tây Vức ít thấy nghe như thế. Xé này trải lạy, chẳng biết truyền từ đời nào. Như tuân theo Phật dạy, chẳng dùng là đúng hơn. Nếu luận vì y mà trải lạy thì không hề chi, nói rõ nơi đây, người học tùy tiện”.

Vật năm Ni sư đàn, nuôi lớn tánh mạ lòng, mở trải lên đất Thánh, vâng lệnh Đức Như Lai.

Án đàn ba đàn ba tá ha (câu chú niệm 3 lần)

Lời ghi: Bài kệ này Hiển và Mật lẫn dùng. Câu thứ nhất tiếng Việt và tiếng Phạn nhắc đủ, tức một câu này có thể thấy cái dụng toàn thể vậy. Ba câu sau là cái thể toàn dụng, rốt ráo thể chẳng lìa dụng, dụng chẳng lìa thể vậy.

“Tâm miêu” là mạ từ hạt giống Bồ đề mọc lên vậy. “Mở trải” là như phép rải giống. Nếu ngồi thì đổi lại là “Mở trải ngồi bện chân”. Khi mở trải như hạt giống gặp đất. Mà nói: “Đất Thánh” là đất ngàn vị Thánh đồng dạo, tức là tên riêng của Ni sư đàn vậy.

Nói tất cả phàm phu không lên đất ấy, do đâu đặng chứng vị Thánh. Tất cả hạt giống không rải đất ấy, từ đâu nuôi lớn “mạ lòng”.

“Như” là lý Pháp thân; “Lai” là dụng Ứng thân, Pháp thân và Hóa (Ứng) hiệp nhất, nên gọi là Như Lai. “Vâng mạng” là vâng lời dạy của Phật mà làm cái pháp không vâng không làm. Pháp không vâng không làm, tức là ghép vun quén mạ lòng. Pháp vun quén mạ lòng tức là vâng giữ huệ mạng của Như Lai vậy.

Thuở xưa có vị Tỳ khưu La Hán, khi nhập định nơi gộp núi, con khỉ lấy tọa cụ (của Tỳ khưu) mặc trịch bày vai hữu, chắp tay đi quanh 3 vòng, rồi quỳ nơi đất. Tỳ khưu xuất định khen rằng: “Súc sinh còn có tính Phật”. Tỳ khưu bèn truyền tam quy và ngũ giới cho nó, khỉ mừng nhảy múa trật chân té xuống gộp mà chết, bèn được sinh về cung trời Đâu Suất.

Trong bộ Danh Nghĩa, Thiên thần tên Huỳnh Quỳnh nói: “Xưa khi Phật mới độ 5 vị Tỳ khưu và anh em ông Ca Diếp, thì dạy đắp Y Cà sa ở vai tả, vật ngồi (tọa cụ) thì để dưới Y Cà sa. Sau Phật độ các đệ tử lần nhiều, Tỳ khưu tuổi trẻ dáng mạo nghiêm đẹp, vào thành khất thực, nhiều vị bị con gái yêu chuộng, từ đó Ngài dạy góc y dắt ở cánh tay tả, sau bị gió thổi lấy tọa cụ dằn lên”.

Bộ Tăng Huy Kỳ nói: “Phật trước cho để trên cánh tả dằn y, sau vì có người ngoại đạo tên là Đạt Ma Đa hỏi một Tỳ khưu rằng: “Tên là Ni sư đàn, vật để ngồi”. Lại hỏi: “Y ngươi mặc tên chi? Có công đức gì?”. Đáp: “Áo nhẫn nhục tướng của Tam Bảo, trên thì ngăn Thiên ma, dưới thì ngăn ngoại đạo”. Đạt Ma Đa nói: “Y này đã có công đức dáng quý như thế, có uy linh lớn, đâu nên dùng tấm vải ngồi để ở trên! Nếu ngươi tự làm sao thầy chẳng dạy? Nếu thầy dạy thì pháp này không đáng tôn trọng”.

Tỳ khưu liền thưa với Phật. Phật dạy để lại dưới y cánh tay bên tả, nhưng chẳng đặng thòng góc nhọn như mũi voi, như tai dê, v.v… Cho nên nay vâng Phật dạy bảo các Tỳ khưu lấy tọa cụ để ở dưới Cà sa cánh tay tả vậy.

Chú thích:

Hạt giống Bồ đề: Vì hay sinh tất cả pháp chư Phật vậy. Thể hạt giống Bồ đề có hai:

1.       Đương thế, tức bi tâm, trí tâm, nguyện tâm

2.       Thế chỗ nương, tức là làm tâm mầu tròn sáng tự tánh

Đạt Ma Đa: Dịch là Pháp Cứu

(Trích "Tỳ Ni Hương Nhũ"
Dịch giả: HT. Thích Thiện Chơn
Nguồn: NXB Tôn giáo 2010)

Viết bình luận

Chúc mừng năm mới
Copyright © 2015 daibaothapmandalataythien.org. All Rights Reserved.
Xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Email: daibaothapmandalataythien@gmail.com

Đăng ký nhận tin mới qua email
Số lượt truy cập: 6328103
Số người trực tuyến: