Ra nhà
Ra nhà
Lời ghi: “Ra” là đối với vào mà nói. Là dở chân đi ra ngoài. “Nhà” là điện chùa, cũng tức là thiền đường (nhà thiền), là chỗ mười phương Thích Tử gửi lòng tu niệm. Ông Bàng cư sĩ nói: “Mười phương đồng nhóm họp, ai cũng học vô vi, đây là tràng tuyển Phật, tâm không thi đậu về”, là nghĩa vậy này.
Từ nhà bước ra, nên nguyện chúng sinh, sâu vào trí Phật, ra hẳn ba cõi.
Lời ghi: “Nhà” là ốc, chỗ nghỉ ngơi là ốc, lài là để. Chỗ hay để thân an ở, cũng gọi là đường, xã, lại ốc nhỏ gọi là xá.
Nói “sâu vào trí Phật, ra khỏi ba cõi” là mượn sự để tỏ lý, nghĩa là ra cái nhà hữu vi mà vào Trí vô vi vậy.
“Trí Phật” là thế gian và xuất thế gian, không có ai bằng bực, Ngài dùng tánh hay biết mà thấu tột mỗi gốc ngọn nghiệp tánh nhân quả hoặc tốt hay xấu của chúng sinh đều biết rõ cả.
Đại kinh nói: “Trí huệ Như Lai không chỗ nào chẳng đến, nên gọi Phật trí, cũng gọi Trí tự nhiên, Trí vô sư”.
Lại Phật trí này mỗi người sẵn đủ, chỉ bởi bụi lòng che lấp, mới có thánh phàm, nên phải “vào sâu” vậy.
“Ba cõi” đây, trong Bộ Hoa Nghiêm Khổng Mục nói: “Một là cõi Dục, dục có bốn thứ là: tình dục, sắc dục, tham dục và dâm dục”.
Dưới từ địa ngục A tỳ trên đến trời thứ sáu Tha Hóa Tự Tại Thiên, nam nữ xen nhau, nhiều điều nhiễm muốn, nên gọi Dục.
Hai là cõi Sắc: Sắc tức là sắc chất, cõi này đã lìa sắc xấu nhơ ở cõi Dục, mà còn lại sắc chất thanh tịnh, từ trời Phạm Thiên sơ thiền rốt đến trời A Ca Ny Tra (Sắc cứu cánh). Kể có 18 tầng đều không phụ nữ, và không nhiễm dục, đều là hóa sinh, vì sắc chất nên gọi là cõi Sắc.
Ba là cõi Vô sắc: nghĩa là chỉ có tâm thức, mà không có sắc chất, trước từ từng Không xứ, sau đến trời Phi Phi Tưởng Xứ, kể cả bồn tầng, chỉ có thọ, tưởng, hành, thức, bốn tâm mà không hình chất, nên gọi là Vô sắc.
Nếu ra ba cõi được chứng Hưu dư Niết bàn, thì dứt phần đoạn sinh tử. Nếu ra khỏi hẳn ba cõi đặng chứng Vô dư Niết bàn, thì không biến dịch sinh tử, mà năm trụ hết phiền não mất, sâu vào trí Phật vậy.
Lời Bộ Hiệp Tham nói: “Bài kệ này như nguyên bài Kinh Hoa Nghiêm huyền áo, thêm suốt trọn chương phẩm Thí dụ Kinh Pháp Hoa, gương tròn Tỳ Lô đâu có đến lui, mà cửa hẹp nhà lửa nào chẳng ra vào, nên biết không lửa mà lửa, tượng hình ba cõi, là nhà lửa lớn như vậy; có bực tiểu trí Thanh Văn… đã ra nhà lửa ấy, tạm được dạo chơi, là nhà lửa nhỏ, chẳng biết ngoài nhà còn nhiều lửa lắm nữa. Nếu chẳng phải bậc “sâu vào trí Phật” làm sao mau ra nhà lửa, trọn vào nơi mát mẻ được ư!
Dịch giả: HT. Thích Thiện Chơn
Nguồn: NXB Tôn giáo 2010)
- 132
Viết bình luận