Rửa sạch
Rửa sạch
Lời ghi: “Rửa” là trừ, nghĩa là trừ bỏ vật chẳng sạch mà thành sạch sẽ, nên gọi là rửa sạch.
Kì rửa hình nhơ, nên nguyện chúng sinh, trong sạch hòa dịu, rốt ráo không nhơ.
Án hạ nẵng mật lật đế tá ha (Câu chú đọc 3 lần, dùng tay tả 2 ngón tay sau mà rửa)
Lời ghi: “Kì rửa” là nghĩa trong sạch, tức ném bỏ. Nghĩa là thân huyễn này uế trược, phải nhờ nước sạch mới ném bỏ đặng vậy. Nếu chẳng rửa sạch nhơ bẩn, chẳng nên thọ dùng giường chõng chiếu líp của Tăng già.
Luật nhiếp nói: “Nếu Bí sô dùng bữa, chưa súc miệng về sau, cho đến đi đại tiểu xong chưa đem nước sạch rửa nhơ, mà chịu lạy, lạy người, dạy pháp, nghe pháp, đều không cho; chẳng cho ngồi giường ghế mà nhận thức ăn uống, trái thì mắc tội”. Song tuy rửa ráy mà phải nhờ công pháp lực kệ chú, mới được thân tâm trong sạch, mới được “hòa dịu” vậy.
Lại nói rằng: “Rốt ráo không nhơ” là tức nơi sự để tỏ lý, nghĩa là thân tâm này đều bởi phiền não và sở tri.
Hai chướng ràng buộc, ngã và pháp, hay chấp nhị không, từ vô thủy đến nay vô minh che lấp chân lý làm sao tỏ đặng. Nay sở dĩ “Rốt ráo không nhơ” là nhờ công lao trì Giới, nhờ lực dụng Định Huệ mà rốt ráo trong sạch, rốt ráo không nhiễm, thì biết ánh sáng lặng sạch sinh ra, phiền não mất hẳn vậy.
Dịch giả: HT. Thích Thiện Chơn
Nguồn: NXB Tôn giáo 2010)
- 163
Viết bình luận