Thấy nước chảy | Đại Bảo Tháp Mandala Tây Thiên | Đại Bảo Tháp | Đại Bảo Tháp Tây Thiên

Thấy nước chảy

Bằng thấy nước chảy, nên nguyện chúng sinh
 
Đặng ý muốn lành, rửa bỏ lầm nhơ
 
Lời ghi: Nhãn căn phát thức, gọi là “thấy”. Đầu nguồn nước sóng gọi là “chảy”. Song nước tánh tướng chẳng hai, động tịnh một nguồn. Nếu nước không nguồn không chảy, tức là nước chết. Chảy được nguồn nó, thì lóng nó không trong, khuấy nó không đục, mà hay xoay về biển Hương chỗ Tu Di, ơn cho ba cõi, đượm đến vạn linh, mà chẳng tự khoe là công. Tăng được nguồn pháp thì cư trần chẳng nhiễm, phiền não chẳng xâm, mà hay xoay về biển giới, chở Niết Bàn, lượng đồng pháp giới, giúp cả tứ sinh, cũng không tự cho là Thiện, nên ba Hiền mười Thánh khen đó không kịp. Người phàm mắt thịt thấy đâu được chỗ đại dụng đó ư!
 
Nay bài kệ này toàn ở nơi phát minh chữ “thấy” nếu thấy không thấu làm sao vì họ “nên nguyện” làm sao vì họ “rửa lầm’ được. “Bằng thấy” nghĩa là nước chỗ thấy, tình trạng không đồng như.
 
Người thấy thì trong mát khá vui. Ngã quỉ thấy biến thành máu mủ. Cá rồng thấy thì nói là cung điện. Người đắm chìm thấy thì gọi là hang chết. Rốt cuộc nước là danh từ cưỡng danh, huống chi lại có những cái thấy như trên ư! Đều là chỗ lầm lỗi bởi nghiệp lực chúng sinh.
 
Nên kinh Hoa Nghiêm nói: “Cung A Tu La mưu đao trượng, Trời tam thập mưa ngọc ma ni, mà ở cõi Diêm Phù mưa nước trong vậy.
 
“Đặng ý muốn lành” nghĩa là nguyện chỗ cầu như ý ta, chẳng phải cái muốn của tình dục, nếu là tình dục, tức là “lầm nhơ” thì ở trong đống đất phiền não vẹt chẳng ra vậy.
 
“Muốn” là ưa muốn, tức là do tâm mà muốn. Luận Thành Thật nói: “Tâm có chỗ dùng ấy gọi là muốn, muốn là gốc pháp, do muốn cầu mà đặng tất cả pháp” Luận Tỳ Ni Mẫu nói: “Như Phật chăm cầu chẳng mỏi, nên gọi cầu pháp căn bổn”.
 
Lại nên viết chữ “nguyện” mà xem, nghĩa là trong tâm nguyện muốn rửa bỏ lầm nhơ tình dục từ vô thủy đến nay vậy. Nhưng lầm nhơ tức là tên khác của phiền não, nghĩa là nó mê hoặc tâm điền, sinh các nhiễm nhơ. Câu trước là Bồ Tát “nên nguyện” “ý muốn” là chúng sinh. “Nên nguyện” cũng như đưa nhận đồng thời. Nếu Bồ Tát phát nguyện độ chúng sinh, mà chúng sinh không phát nguyện ra khỏi thì Bồ Tát dù có nguyện cũng không làm sao được!

(Trích "Tỳ Ni Hương Nhũ"
Dịch giả: HT. Thích Thiện Chơn
Nguồn: NXB Tôn giáo 2010)

 

Viết bình luận

Chúc mừng năm mới
Copyright © 2015 daibaothapmandalataythien.org. All Rights Reserved.
Xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Email: daibaothapmandalataythien@gmail.com

Đăng ký nhận tin mới qua email
Số lượt truy cập: 6335076
Số người trực tuyến: