Khen Phật
Khen Phật
Lời ghi: Tiếng Phạn gọi là Bà sư, Trung Hoa dịch là tán thán (khen ngợi). “Khen” là ca ngợi công đức tốt vậy. Luật Thiện Kiến nói: “Cho phép người làm bái”; bái là lời luận nói. Pháp Uyển Châu Lâm nói: “Tìm phương Tây có bái, như phương đông có tán”. Tán là từ văn mà kết chương, bái là kệ ngắn để lưu tụng, so sự nghĩa thì tên khác, mà ý thật đồng.
Công đức của Phật khen không thể cùng, nhưng nếu chẳng khen thì không lấy chi để cùng tột sự cung kỉnh. Cho nên hễ thấy dung nhan của Từ bi thì phải ca ngợi.
“Phật” là bậc giác hạnh tròn đầy. Căn Bản Tạp Sự nói: “Chớ ở chỗ hiển lộ, trái thì mắc tội vượt pháp”. Nếu khi lễ Kỉnh, phải vững mình bằng chân, chắp tay khen rằng:
Vua pháp lớn không trên. Ba cõi không sánh bằng. Thầy dắt cõi trời người. Cha lành của bốn loại. Tôi nay tạm về nương. Dứt đặng nghiệp 3 kỳ. Khen ngợi hoặc nêu bày. Ức kiếp không thể hết.
Lời ghi: “Pháp” là nghĩa giữ khuôn mẫu, nghĩa là một việc một pháp đều giữ mẫu mực. “Vua” là qua nghĩa là pháp Phật nói ra không cao thấp, bình đẳng giáo hóa, chỗ quy ngưỡng của tất cả chúng sinh. Lại nói: “Vua” là nghĩa tự tại, nghĩa là dùng phép nhiếp hộ chúng sinh, khiến được an vui, nên gọi là “vua pháp”.
Kinh nói: “Ta là Pháp Vương, tự tại với chánh pháp. “Lại vua có 2 thứ: Một, Vua Chuyển Luân, ngự lãnh 4 châu thiên hạ; Hai, Vua Pháp, thống nhiếp cõi đại thiên. Như thế gian dùng vua Chuyển Luân làm tôn, thì xuất thế gian dùng vua Pháp làm trọng, nên gọi là “Vô thượng tôn”. Tiếng Phạn gọi A Nậu Đa La, nhà Tần dịch là vô thượng (không trên). Đại Luận nói: “Như trong các pháp thì Niết Bàn là không trên, trong các Thánh thì Phật là không trên vậy”.
“Ba cõi không sánh bằng” là theo kinh Tự Thệ Tam Muội nói: “Thứ nhất cõi dục có bốn: 1- tình dục, 2- sắc dục, 3- tham dục, 4- dâm dục; dục mạnh sắc nhỏ nên gọi cõi “Dục”. Thứ hai cõi Sắc, có hai: 1- tình dục, 2- sắc dục, sắc mạnh dục nhỏ nên gọi là cõi “Sắc”.
Thứ ba, cõi Vô sắc: thứ nhất duy tình dục mà thôi, sắc tuyệt dục yếu, nên gọi cõi “Vô sắc”. “Sánh” là so bằng, “ví” là phối hợp, nghĩa là Phật chứng cảnh lý của Phật, ở cõi Thường Tịch Quang, còn 9 pháp giới kia đều gọi chúng sinh, đâu có thể ví bằng với Phật được!
Như Lai là Đại Sư trong bai cõi, xem tất cả chúng sinh cùng như con đỏ, dùng vô số phương tiện dắt ra nhà lửa, nên gọi là “Thầy dắt cõi trời người, cha lành của bốn loại”.
“Tôi nay tạm về nương, dứt đặng nghiệp 3 kỳ” nghĩa là người hành đạo dùng cái ta danh tự phàm tình xưng là “tôi” vậy? “Tạm về nương” là đem lòng thành một khi xem, một khi lễ thấy tướng tốt Phật, khiến vô lượng chúng sinh dứt trừ tội nhơ từ vô thủy mà trồng sâu căn huệ vậy.
“Ba kỳ” tiếng Phạn nói đủ là A tăng kỳ, Trung Hoa dịch là vô số thời, có hai chỗ giải: Một, “Như Luận Cu Xã nói: “Như Lai bắt đầu từ Phật Cổ Thích Ca, đến Phật Thi Khí, gặp 7.500 vị Phật gọi là A tăng kỳ thứ nhất. Kể từ Phật Thi Khí đến Phật Nhiên Đăng, gặp 7.600 vị Phật gọi là A tăng kỳ thứ hai.
Lại từ Phật Nhiên Đăng đến Phật Tỳ Bà Thi gặp 7.700 vị Phật, gọi là A tăng kỳ thứ ba. Ba A tăng kỳ này là có số trong vô số, ước thời kỳ trải qua, trong lúc nhân tu hành, lục độ của Như Lai mà luận”.
Lại lời sớ Luận Khởi Tín nói: “Từ mới phát âm, đến Hoan Hỷ địa, gọi là một A tăng kỳ; từ địa thứ hai đến địa thứ tám gọi là hai A tăng kỳ; từ địa thứ chín đến Đẳng giác gọi là ba A tăng kỳ. Đây là vô số trong vố sô, ước theo vị thứ tu hành của Bồ Tát mà luận”. Cho nên tức một niệm tâm tín kỉnh hiện tiền này hơn công tu hành 6 độ muôn hạnh trong ba kiếp đại A tăng kỳ của Như Lai, có thể dứt tội sinh tử trong ba A tăng kỳ, huống chi “ca ngợi hoặc nêu bày”!
Nếu luận công đức khen Phật, thì ức kiếp cũng không thể thuật hết, nên phẩm Hạnh Nguyện nói: “Một là lễ kỉnh chư Phật, hai là khen ngợi Như Lai”, v.v…, cho đến nói: “Đều dụng tất cả biển tiếng giọng, thốt cả lời nói mầu vô tận, tột hết thảy kiếp đời vị lai, khen biển công đức sâu của Phật”.
Kinh Bồ Tát Bổn Hạnh nói: “Ông A-nan thưa Phật rằng: Nếu như có người dùng bài kệ 4 câu khen Phật Như Lai, đặng bao nhiêu công đức?”. Phật nói: “Chính như có ức trăm nghìn na-do-tha vô số chúng sinh đều được đạo Bich chi Phật, như có người cúng dường áo xiêm đồ ăn uống thuốc thang giường chiếu vật nằm cho các vị (Bích chi) ấy, trọn trăm năm, công đức nhiều hay không?” Ông A-nan đáp: “Nhiều lắm Thế tôn”. Phật nói: “Nếu dùng bài kệ 4 câu, lòng vui mừng khen ngợi Như Lai, chỗ đặng công đức hơn phước (cúng dường) trên trăm nghìn muôn lần, không lấy chi ví đặng”.
Luận Trí Độ nói: “Nếu nghe công đức Phật, lòng sinh tôn trọng cung kỉnh tán thán, người ấy được phước không lường”. Biết tất cả chúng sinh không ai hơn Phật, nên gọi là Tôn; lòng kỉnh sợ thắm thiết đối với vua chúa cha mẹ sư trưởng, nên gọi là Trọng; khiêm tốn sợ nể, nên gọi là Cung; nhường trí đức của Ngài, nên gọi là kỉnh. Khen ngợi công đức của Ngài là tán (khen), tán không đủ, lại nói tên nêu dương ra, là thán.
Nên Kinh Hoa Nghiêm nói: “Tâm niệm có thể đếm biết bụi trần, nước trong biển cả còn uống hết, hư không còn lường, gió còn buộc, không thể nói hết công đức Phật”.
Chú thích:
Na-do-tha: (Nayata) ngang số ức, nhằm số 10 muôn ở Trung Quốc
Ngự lãnh bốn Thiên hạ: Vua Kim Chuyển Luân, thân lâm Thiên hạ, đức rúng bốn châu vậy. Con Vua Ngân Chuyển Luân, Đồng Chuyển Luân, Thiết Chuyển Luân thì như thứ tự mà ngự lãnh 3 châu, 2 châu, 1 châu vậy.
Phật Thi Khí: Cũng gọi là Thức khí Đại Luận dịch là Lửa
Phật Nhiên Đăng: Tiếng Phạn gọi là Đề Hoàng Kiệt Đại Luân nói: “Vì Thái Tử khi sinh, thân ánh sáng như đèn vậy”.
Thân lâm Thiên hạ: Thân là thân thể, Lâm là ở trên xem xuống
Phật Tỳ Bà Thi: Cũng gọi Duy Vệ Dịch Là Thắng Quan
Dịch giả: HT. Thích Thiện Chơn
Nguồn: NXB Tôn giáo 2010)
- 936
Viết bình luận