Năm đức của Sa Di | Đại Bảo Tháp Mandala Tây Thiên | Đại Bảo Tháp | Đại Bảo Tháp Tây Thiên

Năm đức của Sa Di

Năm đức của Sa Di
 
Lời ghi: “Phải” là cần nên. Đã thọ giới rồi thì nên gieo trồng gốc đức, làm ruộng phước cho đời. “Năm” là thứ tự của số. Một từ phát tâm xuất gia, cho đến chí cầu Đại Thừa, không có thiếu thốn, nên gọi là “đủ”. Làm gốc tu đạo nên gọi là “đức’. Gốc đức đã lập thì đạo ấy tự sinh, mới chẳng luống hao tín thí, nên gọi “Sa Di phải đủ năm đức” vậy.

Dưới đây “đeo mang đạo” vân vân năm câu, là do tựa trên mà nói.

Một là phát tâm xuất gia

Tâm nghĩa là trong, nghĩa là ở trong việc ác, nên gọi trong. Hướng về thiện thì siêu phàm nhập Thánh, hướng về ác thì báo cảm ba đường, duy tâm vốn đủ vậy. Khởi niệm gọi là “phát” có năng sở khác nhau, nghĩa là khởi tâm năng phát, gặp duyên sở phát. Chí cầu giới sạch, học bồ đề của Phật, làm ruộng phước cho đời.

Ấy là món tịnh đức thứ nhất. Nên Ngài tuyên tổ nói “Vì đeo mang đạo, phát tâm xuất gia”.

Hai là bỏ tốt thân hình, vì hạp áo pháp

Lời ghi: “Bỏ” là cải đổi. Cạo bỏ râu tóc, cải hình thế tục, áo nhuộm sắc hoại bỏ sự làm đẹp.

Nghĩa là tướng tăng đã thành phải trái tục mến đạo, lòng giữ giới bảo, thân mặc cà sa, làm ruộng phước cho đời. Ấy là món tịnh đức thứ hai. Nên Ngài Tuyên Tổ nói: “Vì hạp áo pháp, bỏ tốt thân hình”.

Ba là dứt ái từ thân, vì không ưa ghét

Lời ghi: “Dứt ái” là khó bỏ mà bỏ đặng. Nghĩa là ái kiến làm gốc, rất khó dứt trừ, nên gọi là “dứt”.

“Từ thân” là bái biệt. Trong luật cha mẹ ừ cho mới nhận xuất gia. Đã xuất gia rồi, phải quán thân bình đẳng, tự lợi lợi người, làm ruộng phước cho đời. Ấy là món tịnh đức thứ ba. Nên Ngài tuyên tổ nói: “Vì không ưa ghét, dứt ái từ thân”.

Bốn là gác bỏ thân mạng vì tuân trọng đạo

Lời ghi: “Gác bỏ” có nghĩa là xả thí. Tối trọng của người chẳng chi hơn thân mạng, nay vì cần tu đạo đức mà gác bỏ thân này nên lòng cầu pháp rất tột. Như Kinh Pháp Hoa nói: “ Vì cầu đạo Vô Thượng, bỏ cái thân yêu quí. Song khổ nhất thế gian đều bởi có thân, chẳng nên trì mến thân này để một đời luống qua. Đã xuất gia rồi phải cố gắng cầu Phật đạo, làm ruộng phước ấy cho đời. Ấy là món tịnh đức thứ tư”.

Nên Ngài tuyên tổ nói: “Vì tuân sùng đạo gác bỏ thân mạng”.

Năm là chí cầu Đại thừa, vì để độ đời

Lời ghi: Chỗ hướng của tâm, gọi là “chí” Đại Thừa là Phật thừa vậy. Đã phát hướng thượng, phải làm việc hướng thượng, trên cầu Phật đạo, dưới hoá độ chúng sinh, trí bi đều vận, làm ruộng phước cho đời. Ấy là món đức sạch thứ năm. Nên Ngài Tuyên Tổ nói: “Vì để độ người, chí cầu Đại Thừa”.

Tri Môn Cảnh Huấn nói: “Năm đức này rất quan trọng của người xuất gia, năm chúng đều vâng, chẳng những chúng nhỏ, trọn đời làm theo chẳng những mới thọ, rất lành rất tốt, không hạn không suy, cúng thì được phước khí ví dụ vậy”.

Luật Tăng Kỳ nói: Nên nói 10 số cho Sa Di nghe

Một là tất cả chúng sinh đều được ẩm thực

Lời ghi: “Tất cả chúng sinh” là chỉ chín pháp giới mà nói, tức như Đẳng Giác Bồ tát, sinh tướng vô minh chưa hết, vẫn còn nhiếp về chúng sinh vậy. “Đều nương ẩm thực” là muốn giúp ích các căn, nuôi lớn phép lành vậy.

Nhưng có thánh phàm khác nhau: Vô lậu gọi là Thánh, hữu lậu gọi là Phàm. Ẩm thực của Thánh là vui thiền, mừng pháp; Chư Phật, Bồ tát, Thanh Văn, Duyên giác, đều nương đó vậy. Ẩm thực của Phàm là đoạn thực, xúc thực, tư thực, thức thực, Trời, người, A tula, địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh đều nương vậy. Nếu ước ba cõi mà phân biệt, thì cõi Dục đủ bốn thứ ẩm thực, mà đoạn thực làm chủ. Cõi Vô sắc ba từng dưới tư thực làm chủ. Từng Phi phi tưởng xứ thức thực làm chủ. Nên gọi: “ Tất cả chúng sinh đều nương ẩm thực”. Rộng như trong Luận Bà sa nói rõ.

Tuyên tổ nói: “Trong 10 số điều có nghĩa đối trị và hiển chánh. Ở đây nghĩa đối trị như kinh Đại Niết bàn nói: “ Xem tất cả chúng sinh vì ẩm thực mà thân tâm thọ khổ, chúng ta thế nào trong đó mà sinh tham đắm, nếu tham ẩm thực này thì thêm lớn sinh tử, phải tu phép quán “đồ ăn chẳng sạch” để đối trị. Nghĩa hiển chánh là: “Ta nay làm đạo vì khiến nhàm chán 4 món ẩm thực phàm phu, mà thành tựu hai món ẩm thực bậc thánh vậy”.

Hai là danh sắc

Lời ghi: “Tên” là thọ, tưởng, hành, thức, tức là kiến phần; sắc tức là căn thân khí giới, tức là tướng phần. Lấy danh làm tâm, lấy sắc làm cảnh, danh sắc thâu gom tất cả các pháp, nên Luận Trí độ nói: “Trong tất cả các pháp chỉ có danh và sắc, không một pháp nào  ngoài danh và sắc, nên gọi “danh sắc”.  

Về nghĩa đối trị, thì tất cả chúng sinh thấy có những món pháp, kể là ta và của ta mà sinh vọng chấp. Như Lai vì đó bèn nói duy có danh, sắc hai pháp thôi.

Về nghĩa hiển chánh, là muốn cho biết danh sắc đều không, đặng trong Đệ nhất nghĩa là lìa danh dứt tướng vậy.

Ba là biết ba thọ

Lời ghi: “Thọ” là nghĩa lãnh nạp. Một là thọ khổ, lãnh nạp trái cảnh tình mà sinh ra. Hai là thọ vui, lãnh nạp cảnh thuận tình mà sinh ra. Ba là thọ chẳng khổ chẳng vui lãnh nạp cảnh trung dung mà sinh ra. Lại có trong ngoài khác nhau: Ý căn là thọ trong, năm căn là thọ ngoài, sáu căn là thọ trong ngoài, mỗi thứ đều có 3 thứ, nên biết xem thọ là khổ, nên gọi là “biết ba thọ”. Về nghĩa đối trị là chúng sinh ở trong khổ 3 cõi, lầm tưởng là vui. Như Lai vì đó mà nói 3 thọ đều là khổ. Về nghĩa hiển chánh là chẳng thọ các thọ, gọi là Chánh thọ.
 

Viết bình luận

Chúc mừng năm mới
Copyright © 2015 daibaothapmandalataythien.org. All Rights Reserved.
Xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Email: daibaothapmandalataythien@gmail.com

Đăng ký nhận tin mới qua email
Số lượt truy cập: 6408571
Số người trực tuyến: