Rửa tay | Đại Bảo Tháp Mandala Tây Thiên | Đại Bảo Tháp | Đại Bảo Tháp Tây Thiên

Rửa tay

Rửa tay

Lời ghi: “Tay” là tên chung, là món có nơi thân hình chúng ta, là chi phần, hay giữ việc cầm nắm.

Nếu không bàn tay không thể gọi là “tay”, không ngón tay cũng không thể gọi là tay. Hai tay là tinh của Thái dương, Sách Tự hồn âm nói: “Lằn bàn tay là pháp trời, ngón tay là pháp ngũ hành”. Lớn gọi ngón cái. Thứ hai gọi ngón ăn (trỏ), giữa gọi ngón tướng (giữa), thứ tư gọi ngón vô danh (áp út), thứ năm gọi ngón nhỏ (út), thứ sáu gọi ngón nhánh. Nghĩa là đã chuyên về cầm nắm thì khó khỏi dơ bẩn, cho nên phải rứa.

Lấy nước rửa tay, nên nguyện chúng sinh, đặng tay trong sạch, thọ gìn Phật pháp.

Án chú ca ra da tá ha (Câu chú đọc 3 lần)

Lời ghi: Tánh nước rất mềm, lìa nhơ bỏ nhiễm là dụng. “Rửa” là kì rửa, lấy thau đựng nước rửa tay, gọi là rửa tay. Nghĩa là tay thấm nhơ bẩn, lấy nước sạch bỏ cái bẩn của tay, lấy nước pháp bỏ cái bẩn của tâm tức gọi “ngày mới, lại mới nữa”, là rửa cái đức vậy.

“Nên nguyện chúng sinh” nghĩa là người giữ giới, tu Phạm Hạnh nào cũng thường khiến thân tâm trong sạch, thọ giữ vị pháp thanh tịnh của Như Lai, nối huệ mạng của Phật, giáo hóa mãi chẳng dứt.

Nói “Phật pháp” rộng thì trăm nghìn tam muội, vô lượng pháp môn, dón thì 3 tạng 12 bộ cho đến 1 bài kệ 4 câu, đều gọi là Phật pháp. Khi đang tụng kệ chú, rửa một lần, rồi rửa lần nữa, rửa đến 7 lần.

Tự nhiên Phật pháp hiện bày, rốt ráo tay ta, tay Phật, tay chúng sinh đồng sự thanh tịnh, đồng sự thọ trí, ấy gọi là tay thanh tịnh của Phật pháp: “thọ trì Phật pháp” vậy.

Dẫn chứng: Ngài Thích Ca Di Đa La ở nước Sư Tử là người chứng quả thứ 3. Hiệu Lân Đức năm đầu đến Kinh đô Trung Hoa, vua Cao Tông tôn phụng ở trong cung. Hiệu Tổng chương năm đầu ngài Khương Tạng còn làm cư sĩ thỉnh thọ Bồ Tát nơi ngài. Chúng tăng nói với Ngài rằng: “Hành giả ấy tụng Kinh Hoa Nghiêm và rành giảng Kinh Phạm võng”. Phạm Tăng kinh ngạc khen rằng: “Chỉ trì Kinh Hoa Nghiêm công dụng cũng khó lường, huống chi giải nghĩa nữa”.

Nếu người tụng 140 lời nguyện trong phẩm Tịnh Hạnh, đã là người đặng giới Bồ Tát trọn đủ rồi, cần gì phải truyền riêng nữa. Ở Tây Quốc đồn nhau rằng có người đọc kinh này, lấy nước rửa tay, nước thấm trùng kiến, con nào chết đều sinh lên cõi trời. Huống chi trì nói Kinh này, mà giáo hóa chúng sinh! Hiền giả này về sau ắt rộng lợi ích lớn tất cả vậy.

Lời góp: Nếu khi chỉ đi tiểu tiện, duy lấy nước rửa tay một lần là sạch, nếu đi đại, rửa nhơ rồi rửa tay thì phải dùng tro, bùn, trái tạo dác, y phép mà rửa.

Khê Đường tạp lục nói: “Niên hiệu Ngươn Hựu có ông thầy nước Thục là Pháp sư Trí Siêu thường tụng Kinh Hoa Nghiêm đã 30 năm. Bỗng thấy một đồng tử phong mạo sáng láng, giơ tay xá cao. Ông Siêu nói: “Ở đâu đến?”. Đáp: “Núi Ngũ Đài đến”. Ông Siêu hỏi: “Chuyện chi ở xa đến đây?” Đáp: “Có chút việc muốn nhắc nhở”. Ông Siêu nói: “Xin nghe”. Đáp: “Tôn sư tụng Kinh thật đáng khen lắm, chỉ lỗi khi lên nhà xí rồi tẩy tịnh, nước dơ văng lên lung tay, mà chưa dùng tro bùn rửa lại, phép dùng tro bùn Luật dạy bảy lần. Sư chỉ hai, ba lần vì còn nhơ ấy, lễ Phật tụng kinh đều mắc tội”. Nói xong, chẳng thấy. Ông Siêu thẹn mà chữa lỗi. Có người biết, nói: “Đó chắc là Ngài Văn Thù hóa hiện để nhắc cho ông Siêu nên biết rửa tay ắt phải y phép.

Kinh Nhân Quả nói: “Tay nhơ thỉnh Kinh, mắc báo làm trùng trong nhà xí”.

(Trích "Tỳ Ni Hương Nhũ"
Dịch giả: HT. Thích Thiện Chơn
Nguồn: NXB Tôn giáo 2010)

 


 

Viết bình luận

Chúc mừng năm mới
Copyright © 2015 daibaothapmandalataythien.org. All Rights Reserved.
Xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Email: daibaothapmandalataythien@gmail.com

Đăng ký nhận tin mới qua email
Số lượt truy cập: 6328154
Số người trực tuyến: