Rửa bát
Rửa bát
Lời ghi: “Rửa’ là trừ bỏ những bụi trỉn, nghĩa là thọ xong rồi phải cần như pháp rửa bát. Nếu luận phép rửa của miền Tây, ắt phải tro, bùn, trái tạp giáp, cỏ sô ma v.v….mới hết dầu trỉn, vì xứ ấy ăn phần nhiều sữa, lạc, tô dầu. Xứ này chỉ đựng cơm gạo, chỉ dùng nước sôi rửa liền sạch.
Lấy nước rửa bát này, như vị cam lồ trời, thí cho các quỷ thần, thảy đều đặng no đủ.
Án, ma hưu ra tất tá ha (câu chú đọc 3 lần).
Lời ghi: Tiếng Phạn gọi Tô rô ba, dịch là: Nước, mà ví dụ với cam lộ, bởi thầy Tỳ kheo dùng nước rửa bát, khi rửa gia trì kệ chú, thì công pháp lực không thể nghĩ bàn, cho nên ví như vị thuốc hay trường sinh (cam lộ) vậy.
Người đời chỉ biết cái lợi thí cơm đồ ăn rất nhiều mà chẳng biết cái công thí nước này càng hơn, nghĩa là ngạ quỷ trong cổ phực cháy, thấy nước không uống được, riêng nước có chú nguyện này uống được thì mát mẻ mà thoát khỏi khổ. Nên khi rửa bát, gia trì sức nguyện kệ chú, lấy nước thí cho. Thì quý như cam lộ cõi Trời, có thể khiến cho các quỷ thần được chẳng đói khát. Đổ nước rồi lại phải dỡ bát ra (phơi) chẳng dở thì nước chẳng khô, trong e hơi nước còn, ngoài đóng bụi, nên phải dỡ ra. Kinh Luật Dị Tướng nói “ có vị A La Hán thường vào Long cung ứng cúng, thọ thực xong trở về lấy bát trao cho Sa Di rửa, trong bát có mấy hột cơm dư. Sa di ngửi mùi rất thơm ăn thử thật ngon, bèn lập phương pháp chui dưới giường của thầy, hai ay nắm chân giường. Khi thầy đến Long cung, giường dây cùng bay theo. Long Vương nói “Người này chưa đắc đạo cớ sao đem đến?”. Mới biết vì Sa di ăn cơm trong bát. Ở núi Ngũ Vân “Ngài Chí Phùng Thiền Sư một ngày vào điện Phổ Hiền ngồi Yên Lặng, xảy có Thần quỳ trước mặt.
Sư hỏi: Ai? Đáp: Thần hộ giới.
Sư nói “Tôi có lỗi ư?” Thần nói “Nước rửa bát thường đổ đi, chẳng nên vậy”. Sư từ đó về sau toàn uống cả, liền thành bệnh bao tử, mười năm mới hết.
(Trích "Tỳ Ni Hương Nhũ"
Dịch giả: HT. Thích Thiện Chơn
Nguồn: NXB Tôn giáo 2010)
- 152
Viết bình luận