Lên đạo tràng | Đại Bảo Tháp Mandala Tây Thiên | Đại Bảo Tháp | Đại Bảo Tháp Tây Thiên

Lên đạo tràng

Lên đạo tràng

Lời ghi: “Lên” là tiến lên đến. Một khi đến đất vô vi chứng chơn, gọi là “đạo tràng”. Lại nói Tràng của (10) mười phương chư Phật đắc đạo tức là Đình (nhà) vô sinh hoặc gọi là chùa, tức là Pháp đình; hoặc gọi là Tăng già lam, là nơi thêm phước sinh lành; hoặc gọi nhà Tịnh Trụ, hoặc gọi nhà Pháp đồng, hoặc gọi Nhà xuất thế gian, hoặc gọi Tịnh xá, hoặc gọi Vườn Thanh Tịnh vô cực, hoặc gọi cõi sạch Kim Cang, hoặc gọi Đạo tràng vắng lặng, hoặc gọi chỗ xa lánh sự ác, hoặc gọi chỗ nương gần lành. Đều theo nghĩa đặt tên, đều có chỗ nêu ý nghĩa. Đây là chỗ người lành ở. Ông Tín tâm trưởng giả tự nghĩ: “Khi nào ta mới đặng ở chỗ ra khỏi bụi nhơ thế này”. Nay thời chẳng luận nhà đỏ xanh chạm khắc, hễ có tượng Phật ở trong, thì gọi là Đạo tràng. Như một khi thấy, thì phải niệm kệ chú này:

Nếu đặng thấy Phật, nên nguyện chúng inh, đặng mắt vô ngại, thấy tất cả Phật.

Án A mật lật đế hồng phát (phấn) tra (Câu chú niệm 3 lần)

Lời ghi: “Nếu đặng thấy Phật” là câu nói cái tâm mới phát ra thành khẩn, ý nói Phật không dễ thấy. “Nên nguyện” là lời thệ lớn hai lợi, nghĩa là đã đặng thấy Phật, phải sinh lòng tự mừng.

Song tính Phật mỗi người sẵn có, sao chẳng dễ thấy? Chỉ vì sẵn có nên chẳng dễ thấy. Có câu: “Chẳng thấy Phật mặt mày núi Lô, chỉ vì thân ở trong núi ấy”. Nói chúng sinh chẳng dễ thấy Phật, là vì vọng tưởng chấp mắc làm ngại, nếu vọng tưởng sạch hết thì bản giác và thể giác đồng nhất viên minh, đồng một thanh tịnh, huống chi còn có tên chúng sinh và Phật, tướng năng sở khác nhau ư! Cho nên đặng mắt vô ngai, thì đặng thấy Phật, đặng thấy Phật tức là Phật thấy, Phật thấy tức là mắt vô ngại. Nói “mắt vô ngại” nghĩa là đủ năm mắt tròn sáng, tức bài kệ:

“Thiên nhãn thông chẳng ngại, nhục nhãn ngại chẳng thông, pháp nhãn duy xem tục, huệ nhãn rõ biết “Không”. Phật nhãn như nghìn nhật chiếu thể khác lại đồng”.

Kinh Lăng Nghiêm nói: “A Na Luật Đà thấy cõi Diêm Phù như xem trái am một la trong tay; các vị Bồ Tát, v.v… thấy trăm nghìn cõi; mười phương Như Lai thì thấy tột cõi nước thanh tịnh như bụi nhỏ, không chỗ nào chẳng thấy”. Như Thiên nhãn thông chỉ có thể thấy tướng khổ vui của chúng sinh sáu đường, chết đây sinh kia, và thấy những thứ hình sắc ở thế gian không bị ngăn lấp, mà chưa đặng thấy suốt tất cả phật; còn chỗ thấy suốt của chúng sinh thì chẳng qua phân tấc. Nay gọi “đặng mắt vô ngại” là sức thấy biết của Phật, nên đặng “thấy tất cả Phật vậy”.

Chú thích:

Bản giác: Pháp giới một tướng, tức là pháp thân bình đẳng của Như Lai, y pháp thân này gọi là bản giác

Thể giác: Từ mới phát tâm thẳng đến ngôi Bồ Tát đẳng giác vậy. Vì bắt đầu hay chứng giải hành

Cõi Diêm Phù: Dịch là Châu Thắng Kim (vàng tốt)

Trái am một la: Dịch là trái nại

Pháp đình: Nhà Phật pháp

Vô cực: Không tột

(Trích "Tỳ Ni Hương Nhũ"
Dịch giả: HT. Thích Thiện Chơn
Nguồn: NXB Tôn giáo 2010)

Viết bình luận

Chúc mừng năm mới
Copyright © 2015 daibaothapmandalataythien.org. All Rights Reserved.
Xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Email: daibaothapmandalataythien@gmail.com

Đăng ký nhận tin mới qua email
Số lượt truy cập: 6408556
Số người trực tuyến: