Múc nước
Múc nước
Lời ghi: Tiếng Phạn gọi A dà, dịch là “nước’. Nước là chuẩn, chuẩn bằng mọi vật.
Bộ Danh nghĩa nói: “Nhuần muôn vật, không chi hơn nước, hình là một trong bốn đại, khí nó trùm trong năm hành. “Múc” là xách, nghĩa là xách nước ở mương, suối, sông, ao, giếng, đầm v.v…Phải xem kỹ có trùng hay không, lấy lụa dày lượt qua mới dùng. Tri Môn Cảnh Huấn nói: “Vật tuy nhỏ nhẹ, chỗ làm rất lớn, xuất gia lành giúp, ý ở nơi đây”.
Hội Chánh Ký nói: “Người xuất gia tu từ bi là gốc, từ bi hay cho vui, không sát hại là quan trọng, loài vật tuy nhỏ, giữ mạng sống không khác".
Lời góp: Tiếng Phạn gọi Bát Lý tát la phạt noa, dịch là vợt lụa lược nước. Trong luật các Tỳ kheo nghe Phật chế Giới rồi, không biết làm vợt nước. Phật cho phép như hình cái gáo hoặc ba góc, hoặc làm khuôn to, hoặc làm bình lọc, nếu sợ trùng bò ra, cho để cát trong vợt, chẳng nên đổ bỏ ngoài đất, phải thả lại trong nước.
Sách Hội Chánh Kỳ nói: “Nếu làm vợt, phải dùng lụa chín nhuyễn làm trước, nếu không lụa nhuyễn vải gòn nhuyễn cũng được’.
Luật Tăng Kỳ nói: “Khi xem nước chẳng nên dùng thiên nhãn xem, cũng chẳng đặng bảo người mắt tối xem, cho đến người thấy đặng lằng nhỏ, trong tay thì được xem, chẳng đặng xem mau lắm chẳng đặng xem lâu lắm, phải độ như lúc voi to một lần quày đầu. Nếu trùng trong nước rất nhỏ, thì chẳng đặng nơi trong nước rửa tay rửa mặt và đi đại, tiểu”.
Tri Môn Cảnh Huấn nói: “Vợt lược là đồ làm lành, là duyên cứu vật, hạnh lớn do đó mà sinh, chí đạo nhân đó mà đặng. Phàm khi xách nước mà tụng kệ chú và danh đức chư Phật này thì công đức không bờ mé, khá gọi là người chân giữ giới”.
Dịch giả: HT. Thích Thiện Chơn
Nguồn: NXB Tôn giáo 2010)
- 77
Viết bình luận