Bước đi chẳng hại côn trùng
Bước đi chẳng hại côn trùng
Lời ghi: “Bước đi” là một phép trong bốn oai nghi “Chẳng hại côn trùng” là đem tâm nhân từ, mà phát niệm hộ chúng sinh. Loài có chân là trùng, không chân gọi là trĩ. Đây là nương bài kệ trước mà lặp lại, nghĩa là đơn khảy móng tay, lúc sắp bước thì trong tâm quán tưởng, liền tụng bài kệ này:
Dở bước chân đi, nên nguyện chúng sinh, khỏi biển sinh tử, đủ các pháp lành. Án địa rị nhật rị tá ha (Câu chú đọc 3 lần).
Lời ghi: “Dở chân” là uy nghi đi. Nghĩa là người làm đạo đi đứng ngồi nằm thường phải điều nhiếp cái tâm, chẳng cho một mảy sai lọt. Cho nên phàm toan dở chân, trước phải đem tâm, trì kệ chú này, thời tâm chẳng rong ra, niệm chẳng luống động, phép lành tự đủ, đạo nghiệp tự nên, tức câu nói: “Kinh hành và ngồi nằm thường ở nơi trong đó”, thế là hiểu rõ lý trung đạo, thì biển to sinh tử vượt qua, đỉnh núi Niết bàn có thể lên vậy.
“Biển sinh tử” là nói rộng lớn, xưa nói: “Sinh, chẳng biết chỗ sinh, gọi là sinh lớn, tử chẳng biết chỗ tử, gọi là tử lớn”. Nên nói: Như biển to rộng vậy, to rộng như thế, muốn ra chẳng khó, chỉ phải “đủ các pháp lành” mà thôi.
“Phép lành” tức là hạnh nguyện Bồ Tát, nghĩa là trước dùng Hành để đầy sở nguyện, khi ấy Bồ Tát phàm khi dở chân, liền nguyện tất cả chúng sinh ra khỏi biển sinh tử. Nếu chúng sinh đồng hạnh nguyện như Bồ Tát, thì chỗ nào thấy sinh tử, chỉ vì hạnh nguyện không đồng, vọng chấp trần lao, tạo các bất thiện, nên trôi phiêu biển khổ.
(Trích "Tỳ Ni Hương Nhũ"
Dịch giả: HT. Thích Thiện Chơn
Nguồn: NXB Tôn giáo 2010)
- 539
Viết bình luận