Tắm Phật
24/05/2016 - 09:34
Lượt xem: 104
Tắm Phật
Lời ghi: Dùng nước nóng thơm xối hình Phật, gọi là “Tắm”. Kinh Quán Phật hình tượng nói: Phật nói với nhân dân trong thiên hạ: Chư Phật mười phương đều dùng lúc mùng tám tháng tư mà sinh; Khi bỏ nhà học đạo và đắc quả thành Phật, cho đến lúc vào Lê Hoàn (Niết bàn) đều dùng mồng tám tháng tư”. Sở dĩ ở ngày đó, là vì giữa mùa xuân, mùa hạ, tội họa đều hết, muôn vật khắp sinh, khí độc chưa đi, chẳng lạnh chẳng nóng, thời tiết ôn hoà. Nên nhân dân các thiên hạ cùng nhau niệm ân Đức Phật. Tắm hình tượng Phật như khi Phật ở cõi đời để tỏ cho người thiên hạ: Hôm nay quý Ngài ai có hảo tâm nhớ ân Đức Phật Thích Ca thì dùng nước sạch hương hoa tắm hình tượng Phật, cầu phúc đệ nhất, các trời quỷ thần đều chứng minh biết cho.
Đại Từ Thiền sư nói: “Sáng nay là tháng tư mồng tám, cung vua Tịnh Phạn sinh Tất Đạt, chín rồng phun nước sắc trời mù, một bước 7 sen từ đất mọc”. Về nghi lễ tắm Phật, như kinh ấy nói.
Vị Trưởng lão làm khuôn mẫu, xướng câu đầu, đại chúng rập tiếng đồng niệm hoà theo. Ba câu sau cũng vậy.
Nhóm công đức trí sạch trang nghiêm. Chúng sinh năm trược khiến lìa nhơ. Đồng chứng pháp thân sạch của Phật.
Lời ghi: Kinh Phổ Diệu nói: “Khi Bồ Tát sinh ra, có 9 rồng ở trên hư không rưới mưa vi tế, chẳng lạnh chẳng nóng, tắm nơi thân Bồ tát”.
“Tôi nay” là chỉ lúc tắm Phật. Nói nay mà xét xưa, sở dĩ tuân nghi thức tắm rưới thân của mỗi Phật. Nay dùng nước thơm mà tắm thân vàng, nêu lòng thanh tịnh cúng dường.
Pháp thân của Như Lai đều đồng nhau, nói tắm tượng phật Thích Ca, tức là tắm hình tượng chư Phật mười phương, nên gọi “Tôi nay tắm tượng các Như Lai”. Như Lai mười hiệu đầy đủ, phước tuệ trang nghiêm, đều là uy đức song tu từ vô lượng kiếp đến nay, nên cảm trí tuệ trong sạch nhóm họp. Nay thấy pháp hình tượng kinh giáo, nghiễm nhiên 3 đời một lúc, sáng sạch nghiêm tốt, trong đời không chi sánh, nên gọi “nhóm công đức trí sạch trang nghiêm”. Pháp Uyển Châu Lâm nói: “Năm trược là:
1) Chúng sinh trược, nghĩa là chúng sinh nhiều những tệ ác, bất hiếu cha mẹ, chẳng kỉnh tôn trưởng, chẳng sợ nghiệp ác quả báo, chẳng làm công đức, chẳng tu phép trai,
2) Kiến trược, nghĩa là chánh pháp đã dứt, tà pháp càng sinh, tà kiến thêm thịnh, chẳng làm đạo lành,
3) Phiền não trược, nghĩa là chúng sinh nhiều những ái dục, sẻn tham đấu tranh, dua vạy luống gạt, vâng chịu tà phép, khuấy loạn tâm thần.
4) Mạng trược, nghĩa là lúc đời xưa trước, con người số sống tám vạn bốn nghìn tuổi. Ngày nay nhân thọ lần giảm, ít người trăm tuổi, vì nghiệp ác mà số thọ ngắn ngủi.
5) Kiếp trược, nói đủ là kiếp ba. Trung hoa dịch là phân biệt thời tiết, nghĩa là trong kiếp giảm nhân thọ đến, lúc 30 tuổi, tai hoạ đói khát nổi lên, đến lúc 20 tuổi thiên tai dịch lệ nổi lên, giảm đến 10 tuổi đao binh tai nổi lên, chúng sanh ở thế giới không ai chẳng bị hại”.
1) Chúng sinh trược, nghĩa là chúng sinh nhiều những tệ ác, bất hiếu cha mẹ, chẳng kỉnh tôn trưởng, chẳng sợ nghiệp ác quả báo, chẳng làm công đức, chẳng tu phép trai,
2) Kiến trược, nghĩa là chánh pháp đã dứt, tà pháp càng sinh, tà kiến thêm thịnh, chẳng làm đạo lành,
3) Phiền não trược, nghĩa là chúng sinh nhiều những ái dục, sẻn tham đấu tranh, dua vạy luống gạt, vâng chịu tà phép, khuấy loạn tâm thần.
4) Mạng trược, nghĩa là lúc đời xưa trước, con người số sống tám vạn bốn nghìn tuổi. Ngày nay nhân thọ lần giảm, ít người trăm tuổi, vì nghiệp ác mà số thọ ngắn ngủi.
5) Kiếp trược, nói đủ là kiếp ba. Trung hoa dịch là phân biệt thời tiết, nghĩa là trong kiếp giảm nhân thọ đến, lúc 30 tuổi, tai hoạ đói khát nổi lên, đến lúc 20 tuổi thiên tai dịch lệ nổi lên, giảm đến 10 tuổi đao binh tai nổi lên, chúng sanh ở thế giới không ai chẳng bị hại”.
Song gốc nguồn chúng sinh và gốc nguồn chư Phật không hai không khác, chỉ bởi một niệm vọng động nên mới có cảnh giới 5 trược và cảnh giới chư Phật. Tức nay dùng nước thơm tắm tượng Phật cũng có thể khiến chúng sinh rửa bỏ nhơ 5 trược, mà thẳng bày tâm Phật và chúng sinh ba món không sai khác. Nên nói: “Chúng sinh năm trược khiến lìa nhơ, đồng chứng Pháp thân thanh tịnh của Phật”.
(Trích "Tỳ Ni Hương Nhũ"
Dịch giả: HT. Thích Thiện Chơn
Nguồn: NXB Tôn giáo 2010)
Dịch giả: HT. Thích Thiện Chơn
Nguồn: NXB Tôn giáo 2010)
- 104
Viết bình luận