Cạo tóc
Cạo tóc
Lời ghi: Dẹp bỏ râu tóc, gọi là “cạo”. “Tóc” là tên chung lông từ lỗ tai trở lên, cũng gọi “phủi tóc”, cũng gọi “xuống tóc”; nơi ông Thạch Đầu độ ông Đơn Hà, thì gọi là “hớt cỏ trước điện Phật”.
Lời góp: Những ngày cạo tóc của đức Văn Thù Bồ Tát ghi lại là: mồng 4, mồng 6, mồng 7, mồng 8, mồng 9, mồng 10, 11, 14, 15, 16, 19, 22, 23, 24, 25, 26 , 29. Thầm niệm kệ chú này.
Cạo bỏ râu tóc, nên nguyện chúng sinh, xa lìa phiền não, rốt ráo vắng lặng.
Án, tất điện độ, mạn đa ra, bạt đà dạ ta bà ha (câu chú 3 lần).
Lời ghi: Cạo bỏ râu tóc, Dưới miệng là “tu”, trên miệng là “tỷ” hai bên má là “nhiễm”, nay chỉ gọi “râu tóc” là kể gồm các thứ khác vậy. Phật dạy người xuất gia chẳng để râu tóc, dưỡng hạnh đầu đà, vì riêng biệt tướng Tăng, Tục, như tướng Tăng chẳng thành thì đồng người tục. Hễ hình đồng tướng tục, thì dễ mắc tội, đã không thể làm, thọ có ích chi, nên phải cạo tóc nhuộm áo vậy. Nếu vâng đặng làm như vậy thì phiền não có thể trừ, đạo quả khá mong.
Tăng tục đã riêng, thì chỗ làm tự chẳng đồng với thế tục. Nên phải nguyện cùng tất cả người cạo râu tóc, đồng nguyện đồng hành, “xa lìa phiền não” đến “rốt ráo vắng lặng” vậy.
“Lại nên nguyện” là chẳng những cạo bỏ, một sợi râu, một sợi tóc của phiền não mà thôi, phải nguyện cả phiền não 6 căn 6 trần như núi, như biển vô thủy đến nay. Đưa ngay dưới đao trí tuệ, tận tình đoạn trừ, nên nói: “vắng lặng”.
Lại “xa lìa phiền não” nghĩa là người làm đạo, là khách lìa trần thoát tục, nguyện phải dứt kiết sử ba cõi, lìa ái buộc sinh tử, mong cầu quả tột Bồ đề, chí thẳng tới cái vui Niết Bàn vậy.
(Trích "Tỳ Ni Hương Nhũ"
Dịch giả: HT. Thích Thiện Chơn
Nguồn: NXB Tôn giáo 2010)
- 831
Viết bình luận