Y năm điều
Y năm điều
Lời ghi: Năm” là 5 điều, “Y” là áo. Lại có nghĩa là nương áo này để ngăn lạnh nóng vậy. Đây là áo pháp xuất thế, chẳng đồng thế tục so sánh được đâu, phải giữ đó như da, kính trọng như Tháp. Luận Tát Bà Đa nói: “Y này 95 thứ ngoại đạo không có, duy trong Phật pháp có mà thôi”.
Lời góp: Tiếng Phạn gọi An Đà Hội, dịch là Y tác vụ, năm điều, mỗi điều một bức dài một bức ngắn. Phàm khi làm việc nhọc mệt trong chùa, ra vào qua lại nơi đường sá, phải mặc Y này và tụng kệ chú này. Kinh giới đàn nói:
“Năm điều là nêu dứt lòng tham, sạch nghiệp thân vậy”.
“Lành thay áo ránh rang, Y ruộng phước không trên, tôi nay đầu đội chịu, đời đời chẳng bó lìa”
Án tất đà da tá ha (câu chú niệm 3 lần)
Lời ghi: Bài kệ này lấy nhân chiêu quả, Hiển Mật đều dùng, hai lợi đồng đượm. Hai câu trên là nêu danh nghĩa, hai câu dưới là phát nguyện. Chữ (Án) sắp sau là lời bí mật, chẳng phải danh ngôn có thể giải thích.
“Lành thay” là lời khen tốt, khen công đức của áo quý lạ không thể nghĩ bàn, có lợi ích lớn vậy.
Bỏ dính là: “rảnh”, bỏ buộc là “thoát”. Nói Y này là cài áo gỡ dính mở buộc không nhơ. Như áo tốt ở đời phần nhiều thuộc miệng tằm, nên người trần thế ưa thích nhuyễn láng, bị việc ác nhiễm, không khéo “giải thoát”. Người xuất gia thọ cụ túc, do học Giới mà định được lâu, do học Định mà Huệ sinh ra.
Ba học ấy tinh minh nên đối ba độc được mỗi mỗi giải thoát, có thể thấy Y này hay sinh pháp lành, hay dẹp phiền não nên gọi “áo giải thoát”.
“Không trên” nghĩa là Y này có công năng xuất thế, vượt tất cả y phục của vương thần, văn màu hoa gấm của thế gian. Trên trời dưới trời, cho đến 95 thứ ngoại đạo, không ai hơn y này, nên gọi là “vô thượng”. “Ruộng phước” là Pháp và dụ nói đôi vậy, ý là mượn ruộng để nói pháp; nghĩa là “giới” là ruộng phước của người đời vậy, người Đàn việt gieo phước, chư Tăng mặc cà sa, hiện lằn tiếng ruộng gọi là “Ruộng phước”. Như ruộng của thế gian sinh trưởng lúa mạ, để nuôi thân mạng. Còn áo ruộng phước này hay giúp Sa môn sinh trưởng trí huệ, vun bồi năm phần pháp thân.
“Tôi nay đầu đội chịu” là chỉ người mang đắp kỉnh đội trên đầu và mang đeo ở nơi thân, thọ trì như vậy là tột bậc tôn trọng.
“Đời đời chẳng bỏ lìa” nghĩa là áo pháp này chẳng những đời nay trọn đời vâng giữ mà cho đến tột lớp vị lai cũng chẳng nguyện bỏ lìa.
Dịch giả: HT. Thích Thiện Chơn
Nguồn: NXB Tôn giáo 2010)
- 335
Viết bình luận