Cắn nhành dương
Cắn nhành dương
Lời ghi: “Cắn” là nhai cắn. Nghĩa là tay cầm nhành dương dùng răng cắn nát. Bộ Pháp Uyển nói: “Dương thòng liễu nhỏ, nhánh mới cây non, khử nhiệt thì miệng phát mùi u lan, sạch răng thì hơi bay ưu bát”.
Khi nhăn cành dương, nên nguyện chúng sinh, nơi lòng hoà sạch, nhổ bỏ các phiền não. Án, a mộ dà di ma lệ, nhĩ phạ ca ra tăng du đà nế, bát đầu ma, cu ma ra, nhĩ phạ ca ra tăng du đà da, đà ra đà ra, tố di ma lê tá phạ ha. (câu chú niệm 3 lần).
Lời ghi: “Khi nhăn cành dương” nghĩa là thọ thực rồi bèn phải xỉa răng, chẳng đặng dần dà bỏ qua. Luật nói: “Nước miếng dư nếu còn thì chẳng thành trai (ngọ) tụng kinh, nghe pháp, chịu lễ, lễ người, đều mắc tội” nghĩa là sạch dơ xen lẫn nhau vậy. Nhành dương ấy việc đắng chát, nhai thời có ích thân tâm. Bồ Tát nguyện cho tất cả chúng sinh điều phục phiền não, không việc chi khác chỉ bầy phép kiên nhẫn, trừ phiền não cho họ thôi, cũng như nuốt vị đắng của nhành dương mà tiêu trừ bệnh nóng bức vậy.
“Nơi lòng hoà sạch, nhổ bỏ các phiền não”, nghĩa là thể tâm chân như vốn tự thanh tịnh, chỉ vì vô minh che lấp, tâm sáng màu sạch không hiển bày đặng, nay dùng sức giới điều phục nó, thì sáng riêng bày, các nghiệp lầm của phiền não tự tiêu, ví như cành dương cắn đứt, mãi không nối lại nữa vậy.
Lời góp: Phàm khi nhăn cành dương, phải cho hết nước miếng, rồi mới dùng nước súc, chẳng đặng ngậm nước đồng chà (xỉa). Nhăn cành dương có năm lợi ích:
1. Miệng chẳng đắng,
2. Miệng chẳng hôi,
3. Trừ phong,
4. Trừ nhiệt,
5. Trừ đàm ấm (bệnh tim).
(Trích "Tỳ Ni Hương Nhũ"
Dịch giả: HT. Thích Thiện Chơn
Nguồn: NXB Tôn giáo 2010)
Nếu cây dùng rồi, phải bỏ chỗ khuất, chẳng đặng quăng ở chỗ đại chúng đi ngồi.
- 107
Viết bình luận