Thọ của thí
Thọ của thí
Lời ghi: “Đời thượng cổ người đàn việt trai Tăng trước lấy vải để lót nơi toà ngồi, trai tăng rồi hiến vải ấy làm y (áo) nên chữ thân thêm bộ y (thành chữ thẩn), sau dùng tiền bạc thay vải. Nên chữ thân thêm bộ bối (thành ra nghĩa tiền của), nghĩa là đãi Tăng không đủ lấy làm tột kỉnh, nên thêm tặng đồ vật, nêu tột lễ tiết ân cần. Bấy giờ nên tụng bài này:
Tài pháp hai thí, đồng không sai khác
Thí đến bờ bên kia khẳm đủ tròn đầy.
Lời ghi: Nguồn nuôi mạng, gọi là “của” mười cõi đồng khuôn, gọi là “pháp”. “Thí” là rải cho. Luận Bà Tu Mật nói: “Làm đàn thẩn dịch là thí của” giải rằng: “Phép báo thí gọi là đạt thẩn dẫn dắt ruộng phước cũng gọi là đạt thẩn, chữ Hoặc thêm bộ Thủ. Sách Tây Vức Ký nói: “Chánh gọi Đạt thẩn noa, là phía hữu, hoặc gọi: Đà khí ni”, là dùng tay hữu thọ vật thí của người, cho người sinh phước vậy.
Của pháp, “hai thí đồng không sai khác”, nghĩa là người đàn tín dùng của thí, Tỳ kheo dùng pháp thí, hai thứ công đức so lường không hơn thua chi cả, nên gọi: “Đồng không sai khác”.
“Thí” Tiếng Phạn gọi là Đàn Na, Trung Hoa dịch là thí.
“Đến bờ kia” tiếng Phạn gọi là Ba la mật, dịch là việc đã trọn vẹn. Nay việc thí này gốc muốn tròn đầy phép thí đến trọn vẹn, cũng gọi là “Thí đến bờ kia”. Tức là câu “Của thí vô tận, pháp thí vô tận, phước đức cũng vô tận”, nên gọi “Khảm đủ tròn đầy”.
(Trích "Tỳ Ni Hương Nhũ"
Dịch giả: HT. Thích Thiện Chơn
Nguồn: NXB Tôn giáo 2010)
- 97
Viết bình luận