Tướng giới phép Bát quan trai
Tướng giới phép Bát quan trai
Lời ghi: “Quan” là đóng, nghĩa là đóng bế các dữ chẳng khởi. “Trai” là đúng, nghĩa là đúng quá trưa chẳng ăn làm tên. Nói “phép trai” là lấy chẳng ăn phi thời, làm thể trai, do 8 việc bế dữ mà trợ thành phép trai. Như Luận Tân Bà Sa nói: “Người cận trụ 8 giới là năm thêm ba, nghĩa là trong phép thứ 7 hiệp lại làm một. Nơi 10 bớt một nghĩa là trừ giới cầm vật báu vậy”.
Năm thêm ba, nghĩa là hai chúng ở nhà bận việc quyến thuộc, không thể bỏ hẳn gia nghiệp, nên trọn đời giữ năm giới chỉ cấm tà dâm, chẳng cấm ăn phi thời. Nếu thọ 8 giới duy chế một ngày một đêm, là nghiêm cấm bữa ăn quá ngọ chẳng cho vào cổ, niệm dâm dục chẳng đặng mảy động. Vì bởi cội gốc luân hồi, không chi bằng dâm dục, duyên trợ sinh tử chẳng chi hơn ăn uống.
Nên Kinh Viên Giác nói: “Bởi có tham dục nên có luân hồi”. Kinh Lăng Nghiêm nói: “ Ăn ngọt nên sống, ăn độc nên chết”.
Trai Kinh nói: “Sau trưa chẳng ăn nữa, chính vì tiết độ cái thân, mỏng sự dâm, thanh tịnh nơi tâm, ít cái muốn vậy. Cho nên lìa đi, mỗi mỗi đều như chư Phật, trồng nhân xuất thế về sau”. Song thời tiết này tuy ngắn, là quyết định kỳ hạn thiết yếu, để phát nguyện rộng lớn, thì công vượt trời, người đức bằng đức Phật.
Kinh nói: “Lúc Di Lặc ra đời, thọ trai trăm năm, chẳng bằng một ngày một đêm lúc đời ngũ trược ngày nay”.
Kinh Bồ tát Xứ Thai nói: “Giới Bát quan trai là cha mẹ chư Phật”.
Luận Câu Xá nói: “ Người thọ giới này, gọi là cận trụ, nghĩa là ở gần các vị A La Hán để theo học vậy”.
Lại gọi nuôi lớn, là nuôi lớn tâm lành sạch của ta và người. Lại là nuôi lớn kể hữu tình căn lành mỏng ít trở thêm nhiều. Ở trên năm giới, ở dưới 10 giới, nên gọi là giới giữa đặng.
1. Chẳng sát sinh
2. Chẳng trộm cắp
3. Chẳng tà dâm
4. Chẳng nói vọng
5. Chẳng uống rượu
6. Lìa hoa hương anh lạc, dầu thơm thoa mình
7. Lìa giường lớn cao thẳng và hát múa âm nhạc
8. Lìa bữa ăn phi thời.
Lời ghi: Luật nói: “Giới này ngoài nhiếp thân miệng, trong phòng đắc ý, thì ba đường nghiệp sạch”, nên trong Đại Luận ví như viên tướng mạnh vậy. Kinh Tăng Nhất A Hàm nói: “Chẳng giết là không lòng hại, chẳng trộm là không niệm tà, Chẳng dâm là chẳng tưởng vợ mình, Chẳng tưởng con gái người ta; chẳng vọng là chí thành chẳng dối; Chẳng uống rượu là tâm trí chẳng loạn; Lìa hoa hương v.v….là hai căn trong sạch; Lìa giường cao tốt và xem nghe là ba trần chẳng sinh; Lìa bữa ăn phi thời là miệng chẳng phạm lỗi. Hành trí như Phật nên gọi Tịnh Hạnh vậy”.
Lời góp: Luận Tỳ Bà Sa nói: “ Vả trai là dùng quá trưa chẳng ăn làm Thể, dùng 8 việc mà trợ thành Trai, cùng nhau chống giữ gọi là 8 điều phép trái, cũng gọi là Bát Quan Trai”. Luận Thành Thật nói: “Cớ sao chỉ nói là 8 việc? Nhưng 8 việc giới này, lìa tất cả dữ. Trong đây 4 giới trước là thật dữ, uống rượu là cửa các dữ, 3 giới sau là nhân duyên hay khởi chướng đạo, nên dùng 8 giới thành tựu 5 thừa, Quan là bế tẳc các dữ”.
Tám giới này chỉ thọ một ngày một đêm, hoặc mỗi tháng mồng 8, 14, 15, 23, 29, 30 là ngày trục trai: Theo trong bài kệ trước đã nói.
Lời ghi: Luận trí độ hỏi rằng: “Vì sao trong 6 ngày chay thọ 8 giới tu phúc đức vậy?
Đáp: Ngày ấy các Quỷ theo người muốn đoạt mạng người, tật bệnh hung suy, khiến người chẳng tốt. Nên lúc kiếp sợ, Thánh nhân dạy Trì trai tu hành làm lành làm phước để lánh hung suy. Thuở đó phép trai chẳng thọ 8 giới, chỉ dùng một ngày chẳng ăn là trai.
Sau Phật ra đời dạy một ngày một đêm chư Phật giữ tám giới; chẳng ăn quá trưa, dùng công đức ấy đem người đến Niết Bàn vậy.
Lời góp: Hoặc ngày vía chư Phật Bồ tát, hoặc ngày sinh của mình nên thọ trì.
Luận nói: “Nếu thọ 8 giới nên một ngày một đêm, chớ chọ lộn với giới trọn đời”. Tám giới này chẳng luận đã thọ 5 giới hay thọ giới Bồ tát tại gia, đều thọ đặng cả.
Gần đây người cạo tóc xuất gia có nhiều người thọ trì tám giới. Vị làm thầy cũng nói truyền cho năm giới tám giới, mà chẳng xét rành. Luật dạy: Thích làm thầy người, tự mù mù người, việc làm đều sai. Nay chùa tôi phàm người xuất gia chỉ đến xin thọ 8 giới muốn mặc y năm bảy đều không nhận cho.
Lại giới Ưu bà tắc, Ưu bà di tại gia, Phật dạy chẳng cho mặc y ruộng phước cắt rọc, cho mặc y lễ sám mà lễ Phật tụng kinh, tức y trơn vậy. Bởi hai chúng tại gia, Phật dạy tự mình tuỳ sức cúng dường Tam Bảo, chẳng cho thọ 4 việc của người, đã chẳng phải ruộng phước của chúng sinh, nên chẳng cho mặc y ruộng phước cắt rọc.
Lại dầu thọ giới Bồ tát tại gia, dạy chứa ba y, bình bát, tích trượng phụng cúng trước Phật, gặp có Tăng ni xuất gia mà thiếu y cụ, và người tuổi đủ muốn thọ Cụ túc mà thiếu y bát, tuỳ xin cho họ, rồi sắm cái khác phụng cúng, chẳng đặng chẳng sắm sửa, tự thân cho mặc một y trơn lễ bái trì tụng, chẳng cho mặc đi qua lại thành ấp tụ lạc.
Nếu đến chùa lễ Tam Bảo phải dùng đãy đựng Y theo mình vào trong chùa mới mặc. Bởi tại gia cho lìa y nếu hằng mặc thì phạm, xuất gia chẳng cho lìa y, nếu lìa y thì phạm tội. Nay chùa tôi phàm có hai chúng nam nữ tín tâm tại gia, xin thọ 5 giới và giới Bồ tát, thì dạy sắm y trơn lễ kỉnh Tam Bảo, chẳng cho mặc y ruộng điều tướng.
Lời ghi: Tuy gọi y trơn, thật thuộc về áo pháp, phàm khi mặc đắp phải sinh tưởng khó gặp, đem lòng cung kỉnh mà tụng kệ này.
Lành thay áo giải thoát, y bát tra lễ sám, tôi nay đầu đội chịu đời đời thượng nặng mang.
Lời góp: Tiếng Phạn gọi Ta Độ, dịch là “lành thay”. “ Áo giải thoát” là khen y có lợi ích vô lượng vô biên, tôi nay thọ giới Phật rồi, nên đặng mang đắp để lễ sám tụng kinh, thời phiền não tự nhiên giải thoát vậy.
Câu thứ hai nói cả tiếng Hoa và tiếng Phạn, rõ chẳng phải y ruộng phước. Tôi nay đầu đội vâng giữ, nguyện mỗi đời mỗi kiếp mặc y của Như Lai, làm đệ tử Phật, mà vào nhà Như Lai nghe pháp giải thoát, nên gọi: “ Tôi nay đầu đội chịu đời đời thường đặng mang” vậy.
Dịch giả: HT. Thích Thiện Chơn
Nguồn: NXB Tôn giáo 2010)
- 303
Viết bình luận