Hà Đông: Liễu Trí Cảm
Hà Đông: Liễu Trí Cảm
Liễu Trí Cảm ở Hà Đông đầu niên hiệu Trinh Quán làm chức huyện lệnh huyện Trường Cử, một đêm bị chết đột ngột, sáng hôm sau sống lại và kể rẳng: Thoạt đầu bỗng thấy có quan lại dưới âm phủ tới bắt đưa đến phủ quan lớn. Sứ giả dẫn Trí Cảm tới ra mắt rồi, liền bảo Cảm rằng: “Nay còn thiếu một viên quan, cho nên phiền ông đến đảm nhiệm chức quan đó”. Cảm từ chối lấy cớ là còn bố mẹ già, hơn nữa còn tự trình bày về phúc nghiệp của mình chưa đáng phải chết. Diêm Vương sai người đối chiếu sổ sách thấy đúng như vậy, bèn bảo Cảm rằng: “Ông chưa đáng chết. Nhưng ông hãy tạm làm chức đó để giải quyết giúp công việc!”. Cảm nhận lời và tạ ơn. Nha lại bèn dẫn Cảm đến công đường, tại đó đã có năm vị phán quan ngồi sẵn và Cảm là vị thứ sáu. Sảnh đường này là chỗ trưởng quan ngồi làm việc, gồm có ba gian mỗi gian đều có giường bàn, công việc rất nhiều, ở đầu phía Tây, còn có một chỗ ngồi còn bỏ trống chưa có phán quan.
Nha lại bèn dẫn Cảm tới chỗ ngồi hiện đang bỏ không, rồi các nha lại đem giấy tờ sổ sách đến đặt trên bàn rồi lui xuống đứng ở dưới thềm. Cảm hỏi vì sao lại làm như vậy thì họ đáp: “Vì nặng mùi không dám đến gần Ngài nên phải đứng xa để trả lời những điều trong các bản in”. Cảm bèn xem xét các công văn hồ sư giấy tờ và xét hỏi đúng như cách mà bọn nha lại đã nói vừa rồi, sau đó phán xử và tách bạch thành câu văn rành mạch. Làm việc một lúc thì thấy cơm nước bưng lên. Các phán quan cùng ăn. Cảm cũng định đến ăn. Các phán quan liền nói: “Ông đã tạm thời làm phán quan thì không nên ăn thứ này!”, Cảm nghe theo, cuối cùng không dám ăn. Trời tối nha lại dẫn Cảm về nhà. Thế là Cảm sống lại và thấy bấy giờ trời mới tảng sáng. Cảm về nhà mình rồi, đến tối nha lại đến đón tới âm phủ thì lại là sáng sớm ở dưới đó, cho nên mói biết là ngày đêm ở cõi âm và cõi dương là trái ngược với nhau. Thế là từ đó cứ đêm đến thì Cảm đi xét xử các công việc dưới âm ty, còn ban ngày thì làm công việc quan huyện, việc này cuối cùng đã trở thành thường lệ.
Cứ như vậy được hơn một năm, có một hôm Cảm ở dưới âm ty, nhân lúc đứng dậy định đi ra nhà xí thì thấy ở phía Tây sảnh đường có một người phụ nữ trạc ba mươi tuổi, dung nhan đoan chính, quần áo đẹp đẽ, đang đứng bưng mặt khóc. Cảm hỏi là ai thì đáp rằng: “Thiếp là vợ viên tư thương tham quân ở Hưng Châu bị bắt tới đây. Vừa mới từ biệt chồng con, cho nên buồn thương”. Trí Cảm hỏi nha lại. Nha lại nói: “Quan bắt tới, có án phải xét hỏi tới chị ta và để chị ta làm chứng về việc của chống chị mà thôi!”. Cảm nhân thế bèn bảo người phụ nữ đó rằng: “Cảm này chính là huyện lệnh huyện Trường Cử. Phu nhân nếu có bị tra hỏi thì cứ tự mình phân giải, đừng có mà khai lung tung ra chồng mình nếu ông tư thương (tức chồng người đàn bà đó - ND) mà bị chết thì cũng sẽ chẳng có ích gì cho phu nhân đâu”. Người đàn bà đó nói: “Quả thực cũng chẳng muốn lôi cả ông ta vào, nhưng chỉ sự quan sẽ bức bách mà thôi” . Cảm nói: “Phu nhân cứ đừng khai lung tung để liên lụy tới ông ấy. Chắc chắn sẽ chẳng bị bức bách đâu”. Người đàn bà đó bằng lòng. Sau đó Trí Cám về Châu, việc đầu tiên là hỏi vợ viên tư thương có bị ốm đau gì không? Viên tư thương đó đáp: “Vợ tôi còn trẻ, chẳng tật bệnh gì!”. Cảm nói lại vói viên tư thương những điều tai nghe mắt thấy, kể lại quần áo hình dáng của người đàn bà đó rồi khuyên viên tư thương nên làm việc phúc đức. Viên tư thương đó chạy về nhà thấy vợ mình đang ngồi dệt trong khung cửi chẳng có bệnh tật gì nên cũng chẳng tin. Hơn mười ngày sau vợ bỗng bị bệnh đột ngột rồi chết. Bấy giờ viên tư thương mới sợ và phải làm lễ cầu phúc trừ tai. Mỗi khi xem sổ sách ở dưới âm ty thấy có tên tuổi tội trạng cùng ngày tháng sẽ bị chết của những người thân thuộc quen biết, Cảm đều báo cho họ biết để họ tu phúc, vì vậy có nhiều người nhờ đó mà được thoát.
Cảm làm chức quyên phán quan ở âm ty đưực ba năm thì các nha lại dưới trướng đều bẩm rằng: “Nay đã có quan Tư Hộ Long Châu đến thay Ngài làm phán quan chính thức, cho nên ngài không phải xuống làm phán quan nữa!”. Cảm lên Châu, nhân thể kể lại với Thứ sử Lý Phượng. Phượng sai người đến Long Châu hỏi tin tức thì viên tư hộ họ Lý đã chết rồi. Hỏi ngày mất thì đúng vào ngày mà nha lại thuộc hạ của Cảm đã đến báo trước đây. Từ đó trở đi, thế là dứt hẳn. Trên Châu sai Trí Cảm dẫn tù giải lên kinh đô. Tới địa phận Phượng Châu thì cả bốn tên tù nhân đều trốn mất. Cảm lo sợ, đi lùng bắt vẫn không được. Đêm đến ngủ ở nhà trạm, bỗng thấy bọn nha lại thuộc hạ cũ đến báo rằng: “Bọn tù xổng đó đã bắt lại được hết rồi, một tên đã chết, ba tên ở trong hang phía Tây núi Nam Sơn đều đã bị bắt trói. Xin ồng đừng lo”. Nói xong từ biệt ra đi. Cảm liền xin binh mã vào hang phía Tây núi Nam Sơn, quả nhiên tìm thấy bốn tên tù nhân đang ở đó. Bọn tù xổng thấy chạy không thoát, liền kháng cự. Trí Cảm phải đánh nhau với bọn chúng giết được một tên, ba tên kia đành chịu trói, quả đúng như lời mách bảo. Trí Cảm hiện nay xuống phía Nam làm quan tư pháp Từ Châu. Quan Quang Lộc Khanh là Liễu Hanh đã kể lại truyện này với Lâm. Hanh làm Thứ sử Ngung Châu, gặp Trí Cảm đã đích thân hỏi về chuyện này. Ngay Ngự sử Bùi Đồng Tiết cũng nói là thấy có nhiều người kể lại chuyện như vậy.
Nguyên chú:
1. Hai truyện trên có xuất xứ từ Minh Báo ký.
2. Ôi! Người chưa chết mà hồn đã đi vào cõi âm, chuyện này đại để chẳng phải là duy nhất. Trước kia có một người chết đột ngột vào trong địa ngục thấy có vị Tăng đồng hương cùng ở trong ngục, bị đóng đinh trên đỉnh đầu. Sau khi sống lại đến chùa thăm vị sư đó thì vị sư này trên đỉnh đầu đang mọc một cái nhọt rất to, cực kỳ đau đớn. Người đó, bèn thuật lại những điều mắt thấy tai nghe trong địa ngục cho sư nghe.
- 112
Viết bình luận