Triệu Trâu: Thư Trĩ
Triệu Trâu: Thư Trĩ
Vào thời Tề, thời Văn Tuyên, ngài pháp sư Tăng An ở núi Vương Ốc, Triệu Trâu tập hợp đồ đệ, giảng kinh Nết bàn, vừa mới phát đề đã có con chim trĩ mái đến phủ phục ở bên cạnh toà để nghe. Lúc chúng tăng ăn cơm thì lại đi ra ngoài tìm mồi, đến tối khi tăng lên giảng thì lại đúng giờ bay đến. Chưa hết ba quyển thì không thấy đến nữa. Đại chúng đều lấy làm lạ thì An nói: “Chim Trí đó nay thác sinh vào đường người rồi chứ có chi là lạ”. Năm Vũ Bình thứ tư, An đưa đồ đệ đến Việt Châu để tu hành hạnh đầu đà, bỗng nói: “Con chim trĩ mái năm xưa sinh ở chốn này”. Rồi đi thẳng vào một nhà cất tiếng gọi: “Thư Trĩ” (có nghĩa là chim trí mái –ND), thì thấy có một cô gái bước ra, như quen cũ, vái lễ mừng rỡ. Cha mẹ lấy làm lạ, dẫn vào mời cơm. An nói: “Cô gái này vì sao mà đặt tên là Thư Trĩ?”. Đáp: “Thấy lúc sơ sinh tóc cháu như lông Trĩ, lại là con gái nên đặt tên là Thư Trĩ”. An cả cười thuật lại bản duyên. Cô gái nghe xong khóc lóc, nằng nặc xin được xuất gia. Cha mẹ vui vẻ ưng thuận. Được nghe giảng kinh Niết Bàn, nghe là hiểu ngay, chẳng sót chỗ nào, tới các phần sau ba quyển là mù mờ chẳng hiểu. Lúc đó cô gái mới 14 tuổi đã đi thuyết pháp, xa gần đến nghe đều ca ngợi là thành thục từ trước, do đó bản thân lại càng chăm chỉ, người đến theo học rất đông.
Nguyên chú:
Truyện này xuất xứ từ Tục Cao Tăng truyện.
- 68
Viết bình luận