Ngũ Vương Kinh | Đại Bảo Tháp Mandala Tây Thiên | Đại Bảo Tháp | Đại Bảo Tháp Tây Thiên

Ngũ Vương Kinh

Ngũ Vương Kinh

Kinh Ngũ Vương chép rằng: Phật thuyết pháp cho năm Vua Nghe và nói: Người ta sinh ra ở trên đời thường có vô lượng khổ ải thiết thân. Nay chỉ nói sơ qua về tám loại khổ cho các ông nghe.

Tám nỗi khổ là gì? Một là sinh khổ (nỗi khổ khi sinh), hai là tử khổ (nỗi khổ khi chết), ba là lão khổ (nỗi khổ khi già), bốn là bệnh khổ (nỗi khổ khi ốm), năm là ân ái biệt ly (nỗi khổ vì yêu thương nhau mà phải xa nhau), sáu là sở cầu bất đắc khổ (nỗi khổ vì thứ cầu mà chẳng được), bẩy là oán tang hội khổ (nỗi khổ vì oán ghét nhau mà cứ phải ở một chỗ với nhau), tám là ưu bi khổ (nỗi khổ vì lo buồn ).

Đó là tám khổ.

Thế nào là sinh khổ? Người ta lúc chết, chẳng biết tinh thần đi tới nẻo nào. Khi chưa có chốn sinh phải thụ khắp mọi hình của thân Trung ấm cha mẹ hòa hợp liền mới thụ thai, sau một lần bảy ngày thì giống như sữa loãng, hai lần bảy ngày thì như sữa đặc, ba lần bảy ngày thì như bơ đông, bốn lần bảy ngày thì như cục thịt, năm lần bảy ngày ngũ báo thành trụ, xảo phong vào bụng, thổi vào thân thể, lục tình khai trương, ở trong bụng mẹ bên dưới sinh tạng, bên trên thục tạng, mẹ ăn một chén thức ăn chín thì thân thể (thai nhi) như vào vạc sôi, mẹ uống một chén nước lạnh thì bị rét buốt như thể cắt da. Lúc mẹ ăn no, thân thể bị chèn ép đau không thể tả, lúc mẹ đói khát, thì lủng lẳng trong bụng, bị khổ vô cùng. Tới kỳ mãn nguyệt, sắp sửa sinh ra, đầu hướng về sản môn như bị kẹp giữa hai trái núi. Tới lúc sắp sinh, mẹ nguy cha sợ; đẻ rơi trên giường thân thể mềm nhỏ, vật chạm vào thân khác nào như dẫm trên gươm đao, thình lình rất thanh gào lớn. Như thế chẳng phải khổ hay sao? Mọi người đều nói: "Đó quả là nỗi khổ lớn!".

Nguyên chú: Bảy nỗi khổ khác, văn nhiều nên chẳng trích. Trung ấm còn gọi là Trung uẩn. Lại gọi là Trung hữu.

- Ấm: Có nghĩa là che lấp chân tính vốn sáng.

- Uẩn: Có nghĩa là tích tụ vô lượng trần lao phiền não và bị nỗi khổ sinh tử luôn hồi.

- Hữu: Có nghĩa là hữu sinh, hữu tử. Nay cái thân hiện tại này thì gọi là tiền ấm. Nếu lúc người ta mệnh chung hơi ấm hiện ra như trẻ con ba tuổi, mắt người không trông thấy, dùng hương làm thức ăn, lượn trên không mà đi, để tới chỗ bên ngài vô lượng thế giới mà thụ sinh. Một lát thì tới, thần thông của Nhị thừa chưa ra khỏi một thế giới thì trung ấm đã tới bên ngoài vô lượng thế giới rồi. Dẫu là thần lực của Phật cũng chẳng thể ngăn chặn không cho đi tới. Nhờ nghiệp lực ổn định, đến ở chỗ có duyên thấy cha mẹ giao hợp khi lửa dục ánh lên thì liền đến đầu thai và thân trung ấm liền diệt, bám víu vào tinh huyết cha mẹ mà thành hậu ấm gọi là Yết-la-lam, tức là lục đoàn tâm; đó là thức tâm ban đầu hòa hợp với tinh huyết của bố mẹ cho nên gọi như vậy. Nếu bố mẹ không giao hợp thì thân trung ấm đợi một lần bảy ngày. Nếu bảy ngày không giao hợp thân trung ấm một lần chết đi sống lại, lại đợi đến hai lần bảy ngày cho đến bảy lần bảy ngày mà không hội hợp, trung ấm trải qua bảy lần sinh tử hoặc do ác nghiệp đời trước hiện còn tức là phải sinh vào các đường địa ngục, ngã quỷ, súc sinh, nếu nghiệp báo trước đã định sinh vào địa ngục, súc sinh thì thân trung ấm liền đi thẳng chỗ sinh như các loài súc sinh, trâu ngựa, lợn, dê vv... thai nghén có thời, nếu không có thời thì đầu thai vào các loài bò, ngựa, lợn, dê rừng, nhất định không vượt ra ngoài 49 ngày, cho nên người ta mệnh chung thì nên trong vòng 49 ngày cúng dàng Tam Bảo, tu các việc phúc, khiến cho trung ấm nhờ phúc đó mà được sinh lên cõi Người, cõi Trời, khỏi đọa vào ba nẻo. Mà dù cho đã đọa vào ba nẻo rồi thì nhờ phúc đó mà thoát ra khỏi ba nẻo. Nếu được sinh lên cõi Người, cõi Trời rồi thì nhờ phúc lực đó mà đều được tăng thêm phúc thọ. Ngày nay phong tục hủ lậu, không hiểu được ý nghĩa của 49 ngày, liền sát sinh để tế tự như vậy chỉ tăng thêm nỗi khổ sở trong ba nẻo của người đã mất. Dù cho có được sinh lên cõi Người, cõi Trời thì cũng bị giảm phúc thọ. Nếu chẳng tin thì xem phần Địa ngục thụ báo ở phần sau thì tự nhiên sẽ rõ.


 

Viết bình luận

Chúc mừng năm mới
Copyright © 2015 daibaothapmandalataythien.org. All Rights Reserved.
Xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Email: daibaothapmandalataythien@gmail.com

Đăng ký nhận tin mới qua email
Số lượt truy cập: 6328219
Số người trực tuyến: