Hoa Châu: Trương Pháp Nghĩa | Đại Bảo Tháp Mandala Tây Thiên | Đại Bảo Tháp | Đại Bảo Tháp Tây Thiên

Hoa Châu: Trương Pháp Nghĩa

Hoa Châu: Trương Pháp Nghĩa

Trương Pháp Nghĩa là người huyện Trịnh ở Hoa Châu, lúc nhỏ nghèo túng kiệt quệ, không biết tu tỉnh lễ độ, năm Trinh Quán thứ hai vào núi Hoa Sơn đốn gỗ, gặp một vị Tăng ngồi ở trong hang. Nghĩa bèn đến hang để nói chuyện với vị Tăng này. Gặp khi trời tối, không thể về được đành phải ngủ trọ lại trong hang. Vị Tăng đem bột quả tùng bách cho Nghĩa ăn và bảo Nghĩa rằng: “Từ đã lâu, bần đạo không muốn để người ngoài biết. Khi nào trở ra, đàn việt chớ có nói đến việc chúng ta đã gặp”. Rồi nhân thể giảng giải cho Nghĩa nghe về việc người thế tục nhiều tội lụy, lúc chết đều phải sa vào nẻo ác, nhưng chí tâm sám hối thì vẫn có thể diệt trừ được tội báo. Thế rồi, vị Tăng bảo Nghĩa tắm gội sạch sẽ và tự mặc áo Tăng vào làm lễ sám hối cho Nghĩa. Tới sáng hôm sau thì Nghĩa ra về.

Tới năm mười chín, Nghĩa ốm chết, chôn ở ngoài đồng, nhưng vì nghèo quá không có quan, quách, đành phải dùng gỗ tạp thay thế để chôn cất, nhưng rỗi Nghĩa sống lại, tự mình đẩy những cây gỗ đó ra mà trở về nhà. Người nhà kinh ngạc, căn vặn rất kỹ. Khi biết là Nghĩa đã sống lại thì mọi người đều mừng. Nghĩa cùng họ đều cưỡi tàng không mà đi tới dinh quan, đi vào cổng lớn, lại men theo ngõ nhỏ đi về phía Nam chừng mười dặm, hai bên ngõ đều có các cơ quan cửa nhà san sát nhiều không kể xiết. Pháp Nghĩa đến một cơ quan, thấy một viên quan ngay từ xa đã trách sứ giả rằng: “Đây là Trương Pháp Nghĩa ở Hoa Châu, vốn hạn trong ba ngày phải tới, vậy mà sao nấn ná tới bảy ngày”. Sứ giả nói: “Con chó ở nhà Pháp Nghĩa rất dữ, lại còn có ông đồng thầy pháp. Đã bị thần của thầy pháp đánh cho khốn đốn”. Nói rồi trật áo ra để cho mọi người xem lưng, thấy lưng sứ giả sưng tím. Quan nói: “Nấn ná nhiều, tội hãy đánh cho nó hai mươi hèo”. Vừa nói dứt lời thì trận đòn cũng xong, máu me be bét trên mặt đất. Quan nói: “Giải tên Nghĩa qua bên lục sư”. Tòa lục sư phát công văn bảo giải tới chỗ phán quan. Phán quan triệu viên chủ điển lấy hồ sơ về Nghĩa ra xét; hồ sơ rất nhiều, đầy cả một giường. Viên chủ điển giơ ra xét ngay trước mặt Nghĩa nói. “Hồ sơ phần nhiều đã dùng bút son xóa đi từ trước rồi, chỗ nào chưa bị chữ son xóa thì sẽ bị bị xét xử”. Lại nói: “Năm Trinh Quán thức hai, cha Nghĩa sai Nghĩa đi gặt lúa Nghĩa đã quay lại trợn mắt và chửi thầm cha. Đó là tội bẩt hiếu, đáng đánh tám mươi hèo!”.

Mới xét một tội thì đã thấy vị Tăng đã gặp trong hang trước đây tới. Phán quan đứng dậy chào đón, hỏi: “Đến có việc gì?”. Tăng nói: 'Trương Pháp Nghĩa là đệ tử của bần đạo, tội của hắn sám hối xong rồi và đã được xóa bỏ. Trong hồ sơ ở Thiên Tào cũng đã được xóa rồi. Nay bị bắt oan, chẳng đáng chết”. Viên điển chủ nói: “Đã sám hối rồi thì án đó được xóa. Còn cái án trợn mắt chửi cha thì dẫu có sám hối, cũng chưa xóa hết được!”. Tăng nói: “Nếu không được xóa án như vậy thì xin xét lại vụ án, sẽ có phúc lợi cho hắn”. Rồi vị Tăng xin với phán quan ra lệnh cho viên chủ điển giải sang chỗ cung Diêm Vương ở phía Đông. Ớ đây cung điện tráng lệ, lính thị vệ có tới mấy ngàn người. Vị tăng kia cũng đi theo tới chỗ Diêm Vương. Diêm Vương đứng dậy chào hỏi: “Thầy đến trực đấy à?”. Đáp: “Chưa đến phiên trực, nhưng có một đệ tử là Trương Pháp Nghĩa bị bắt nên phải tới đây. Người này tội cũng đều được bần đạo xóa rồi, chưa đáng chết”. Viên chủ điển lại đem tội trợn mắt nhìn bố của Nghĩa ra tâu với Diêm

 

Vương. Diêm Vưưng bèn phán rằng: “Tội trợn mắt kia dù có sám hồi cũng không được miễn. Nhưng thày đã đến đây xin giúp cho hắn thì cũng có thể đặc cách tha thứ cho hắn bảy ngày”. Pháp Nghĩa bạch Tăng rằng: “Bảy ngày cũng chẳng nhiều nhặn gì! Sau này sợ chẳng gặp được Thày. Vì vậy con xin ở lại đây để theo thày”. Sư nói: “Bảy ngày là bảy năm đây! Hãy đi đi!”. Pháp Nghĩa cố xin theo sư. Vị Tăng đó bèn mượn Diêm Vương một cái bút viết một chữ vào giữa lòng bàn tay Nghĩa, lại xin Diêm Vương cho mượn ấn đóng ấn lên trên đó rồi bảo Nghĩa: “Hãy đi đi! Hãy mau mau về nhà đi nhờ phúc báo nếu sau này không thể gặp được ta thì hãy đem dấu ấn trong bàn tay trình lên Diêm Vương. Tự khắc Diêm Vưưng sẽ tha người!”. Nghĩa bèn từ biệt ra về. Tăng sai người đưa ra. Tới nhà nhì thấy trong nhà tối om, Nghĩa không dám vào, bị sứ giả đẩy vào và thế là được sống lại. Khi tỉnh lại thấy mình ở trong đống đất, đất xốp mỏng, Nghĩa lấy tay đẩy cũng đẩy ra được. Nhờ vậy mà chui ra được. Sau đó, Nghĩa bèn vào núi đến chỗ sơn Tăng tu phúc. Chỗ dấu ấn giữa lòng bàn tay Nghĩa chữ không đọc được, nhưng đều biến thành nhọt, cuối cùng không sao chữa khỏi. Đến nay Nghĩa vẫn còn sống. Vương Bác Hựu ở Lũng Tây là láng giềng gần gũi của Nghĩa nên biết rất rõ chuyện trên và Vương Bác Hựu đã kể lại cho Lâm nghe.

Nguyên chú:

1. Hai chuyện trên có xuất xứ từ sách Minh Báo ký.

2. Trợn mắt chửi thầm tội đó đã gặp được bậc Thánh Tăng làm lễ sám hối cho, vậy mà còn chẳng được miễn,

vậy thì ngày nay những người chửi thẳng vào mặt cha mẹ sư trưởng thì tội sẽ ra sao? Hãy mau mau tự nghiêm khắc trách mình, tỏ lòng hổ thẹn sám hối sâu sắc thì có khi miễn được trọng báo ở địa ngục.


 

Viết bình luận

Chúc mừng năm mới
Copyright © 2015 daibaothapmandalataythien.org. All Rights Reserved.
Xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Email: daibaothapmandalataythien@gmail.com

Đăng ký nhận tin mới qua email
Số lượt truy cập: 6239161
Số người trực tuyến: