Ưu Bà Tắc Giới Kinh
Ưu Bà Tắc Giới Kinh
Kinh Ưu Bà Tắc nói: Phật bảo Thiện Sinh trưởng giả rằng: Này thiện nam tử! Chúng sinh tạo nghiệp sẽ được bốn loại: một là hiện báo (thân này làm các nghiệp cực thiện hoặc cực ác, thì thân này lập tức phải chịu quả báo). Hai là sinh báo (thân này tạo nghiệp, đến thân kiếp sau vẫn phải chưa phải chịu đến kiếp thứ hai, thứ ba sau đó trở đi mới phải chịu quả báo).
Bà Sa luận kể rằng: có một người đồ tể bảy kiếp đến giờ vẫn làm đồ tể mà không bị đọa vào ba đường, vẫn được sinh qua sinh lại ở cõi người, cõi Trời. Đó là nhờ phúc lực đã bố thí một bữa ăn cho tôn giả bậc Duyên giác, cho nên bảy đời không khiến phải đọa vào đường ác. Song nghiệp tội lỗi vì đã giết thịt súc vật nhiều mà người đó đã gây ra trong bảy đời trở đi thì hết bảy đời rồi người đó mới chịu quả báo, không thể nào thoát, thiện ác đều thế; Bốn là vô báo (đó là các nghiệp vô ký gây ra). Nghiệp vô báo này lại có bốn loại: một là thời thì định, nhưng báo thì không nhất định (ba thời sau ba kiếp hiện tại quyết định không đổi, do nghiệp có chỗ có thể chuyển biến được, cho nên báo không nhất định). Hai là báo thì định nhưng Thời không nhất định (do nghiệp lực định, Báo không thể đổi. Song Thời có chỗ chuyển biến được nên Thời bất định). Báo và Thời đều nhất định (do nghiệp định nên cảm Thời cũng định). Bốn là Thời và Báo đều bất định (do nghiệp chẳng quyết định, nên Thời, Báo cũng chẳng định).
Chúng sinh tạo nghiệp có loại cụ túc, có loại bất cụ túc. Nếu trước nghĩ rồi sau làm thì gọi là cụ túc (làm đầy đủ -ND). Nếu trước chẳng nghĩ, một mạch gây liền thì gọi là loại bất cụ túc (thực hiện chẳng đầy đủ - ND). Lại có loại bất cụ túc, nghĩa là gây nghiệp rồi, nhưng quả báo không nhất định. Còn có loại gây ra rồi và cũng là loại cụ túc, nghĩa là gây nghiệp rồi, nhất định sẽ được quả báo. Còn có loại gây nghiệp rồi và cũng là lại cụ túc Thời báo và Báo đều nhất định. Lại có loại gây ra rồi nhưng là loại bất cụ túc nhờ trì giới chính kiến. Còn có loại gây ra rồi,và cũng là loại cụ túc vì hủy giới tà kiến. Lại có loại gây ra rồi và là loại bất cụ túc do ba thời sinh hối. Còn có loại gây ra rồi và cũng là loại cụ túc vì ba thời chẳng hối. ác đã như vậy, mà thiện cũng như vậy.
Nguyên chú:
Ba thời sinh hối: chỉ lúc bắt đầu gây, lúc đang gây và lúc đã gây ra.
- 506
Viết bình luận