Thiên Trúc Biển Bức
Thiên Trúc Biển Bức
Ở bờ biển Nam Hải của nước Thiên Trúc có một cây khô, có năm trăm con dơi ở trong hốc cây. Có bọn lái buôn đến nghỉ ở dưới gốc cây. Bấy giờ là vào mùa gió rét, mọi người đều đói, đều rét cóng, bèn gom cỏ khô nhóm lửa ở dưới. Khói lên to dần, cây khô bốc cháy. Bấy giờ trong bọn lái buôn có người sau lúc nửa đêm vẫn còn tụng kinh A Tỳ Đạt Ma. Các con dơi kia tuy bị khốn đốn vì lửa nhưng vẫn ưa thích pháp âm, cố nhịn không ra. Do đó nghiệp chung tuỳ nghiệp thụ sinh đều được làm thân người, bỏ nhà đi tu học, nhờ nghe pháp âm nên thông minh lợi trí và đều chứng được chính quả, là phúc điền ở trên đời. Gần đây vua Ca Nhị Sắc Ca cùng Ngài Hiếp Tôn giả chiêu tập năm trăm vị hiền thánh ở nước Ca Thấp Di La viết Tỳ Ba Sa Luận. Năm trăm vị đó vốn đều là năm trăm con dơi ở trong cây khô vậy.
Nguyên chú:
-
Truyện này có xuất xứ từ sách Tây Vực ký.
-
Nam Hải: Chỉ bờ biển Nam Thiên Trúc. Ca Thấp La Di là nước ở Bắc Thiên Trúc.
-
Tạng A Tỳ Đạt Ma: Là Đại Tỳ Ba Sa Luận Tạng.
-
Con dơi: Phương Nam gọi là chuột bay. Những kẻ phàm tục ngày nay ngay đến việc con người chết đi có thể biến thành lục súc họ còn chẳng tin, nói chi đến việc tin rằng các loài côn trùng có tính khôn thiêng là vì chúng vốn đều sẵn có Phật tính, nhưng do nghiệp ác nặng nền nên dần dần trở thành ngu si, đến nỗi hình thù bé nhỏ. Nếu nghiệp báo tiêu dần thì chúng cũng sẽ tinh khôn to lớn dần dần cho đến khi trở lại làm thân con người. Ngay đức Thích Ca Như Lai trong nhiều kiếp trước cũng đã từng là Hươu, nai, ngỗng, vịt, cá, rận, ba ba …cho nên Phật thường hay nói cho đệ tử nghe về những việc mà Phật đã từng làm trong nhiều kiếp trước.
-
Tổ thứ 13 là ngài Hiếp tôn giả xuất thế. Sau khi Như Lai nhập diệt năm trăm năm, tức vào thời Chu Trinh Định Vương.
- 87
Viết bình luận