Thái Sơn: Dương Cổ
Thái Sơn: Dương Cổ
Thời Tấn, quan thái phó Dương Hựu tự Thúc Tử ở Thái Sơn là bậc danh thần thời Tây Tấn, nổi tiếng bậc nhất ở Hoa Hạ. Lúc lên năm tuổi đã từng bắt vú em đi lấy cái nhẫn (lộng chỉ hoàn: Cái vòng đeo tay) đã chơi ngày trước. Vú em nói: “Lâu vốn không có thứ đó, bây giờ biết lấy ở đâu?”. Hựu đáp: “Trước kia nghịch nhẫn ở bên đường Đông, rơi vào trong đám cây dâu”. Vú em bảo: “Cậu hãy tự đi mà tìm lấy đi”. Hựu đáp: “Đây không phải là nhà cũ, con không biết chỗ”. Sau nhân ra cửa chơi, cậu bèn đi thẳng về phía Đông, vú em theo sau. Đến nhà họ Lý, Hựu bèn xộc vào tới tận dưới gốc cây ven tường Đông, moi lên được một chiếc nhẫn. Họ Lý vừa sửng sốt, vừa buồn rầu nói: “ Con tôi trước có nhẫn này, thường thích nghịch nhẫn. Đến năm bảy tuổi bất ưng bị chết. Chết rồi không biết nhẫn ở chỗ nào. Đây là kỷ vật của đứa con đã khuất của tôi, sao lại cầm đi?”. Hựu cầm nhẫn chạy. Họ Lý hỏi thì vú em thuật lại lời Hựu. Họ Lý vừa buồn vừa mừng bèn định đòi Hựu về làm con, trong làng dẫn dụ khuyên giải mãi rồi sau mới thôi. Khi lớn lên Hựu thường bị bệnh nhức đầu. Thầy thuốc định chữa. Hựu nói: “Tôi lúc sinh ra được ba ngày, gối đầu quay về phía cửa hướng Bắc, thấy gió thổi vào đỉnh đầu, trong bụng biết rõ sẽ mắc bệnh này, chỉ không nói ra được mà thôi. Nguồn gốc bệnh tật đã lâu nên chẳng chữa được đâu”. Sau khi Hựu làm đô đốc Kinh Châu trấn thủ ở Tương Dương, cung cấp cho chùa Vũ Đương ưu đãi hơn các tịnh xá khác. Có người hỏi vì sao, Hựu im lặng không đáp. Sau nhân sám hối, kể về kết quả, Hựu nói: “ Kiếp trước phải mang nhiều tội, nhờ làm chùa này cho nên được cứu vớt. Chính vì thế mà sai cúng dàng chùa này hậu hĩ hơn”.
Nguyên chú:
Nếu từ nẻo người mà đến được làm thân người thì có người nhớ được các việc trong kiếp trước. Nếu đoạ ở các nẻo khác mà đến thì không thể nhớ được. Đó chính là cái lẽ: “Không thể khiến cho (cây) quay trở lại thành cái hạt cũ” (đã sinh ra cây đó) như lời Phật dạy.
- 60
Viết bình luận