Côn Lôn Sơn: Đàm Đế Pháp Sư
Côn Lôn Sơn: Đàm Đế Pháp Sư
Pháp sư Đàm Đế ở núi Côn Lôn, cha họ Khang tên Đồng là người Khang Cư. Thời Hán Minh Đế đã di cư đến Trung Quốc. Cuối đời Hiến Đế bị loạn lạc bèn rời đến đất Ngô Hưng và đã từng làm chức Biệt giá ở Ký Châu. Mẹ là Hoàng Thị ngủ ngày mơ thấy một vị tăng gọi Hoàng Thị là mẹ, rồi gửi một cái phất trần và hai chiếc lâu thư trấn (tức là loại dụng cụ để chặn giấy –ND). Khi tỉnh dậy thì thấy hai thứ đó đều còn. Nhân đó có thai mà sinh ra Đế. Lúc Đế lên năm tuổi, mẹ đem phất trần, thư trấn ra cho Đế xem. Đế liền nói: “Là của vua Tân cho đấy!”. Mẹ hỏi: “Thế con để ở chỗ nào?”. Đáp: “Không nhớ nữa”. Tới năm mười tuổi, Đế xuất gia, học chẳng cần phải theo thầy, ngộ đạo có thiên bẩm. Sau Đế theo cha đến vùng Phàn Đặng, gặp một vị tăng ở Quang Trung là Biện đạo nhân, liền gọi tên Biện. Biện nói: “Thằng nhỏ này cớ sao lại gọi tên một bậc túc đức già cả!”. Đế đáp: “Trước kia Hoà Thượng là Sadi của Đế, đi hái rau cho chúng tăng bị lợn rừng làm cho bị thương đã kêu toáng lên”. Biện đã từng làm đệ tử của pháp sư Hoằng Giác, từng đi hái rau cho chúng tăng, bị lợn rừng làm bị thương. Thoạt đầu Biện không nhớ sự việc này bèn đến hỏi cha Đế. Cha Đế thuật lại đầu đuôi và đưa thư trấn, phất trần ra cho xem. Biện mới tỉnh ngộ, sụt sùi nói: “Chính là Pháp sư Hoằng Giác, thầy cũ của tôi đấy! Thầy đã từng giảng kinh Pháp Hoa cho Diên Trường (Diệu Trành tức Diêu Tần). Lúc đó tôi làm đô giảng. Diệu Trành có biếu thầy hai thứ, nay đều thấy ở đây”.
Tính lại ngày Hoằng Giác đại sư mệnh chung cũng đúng là ngày đã gửi các vật này tại đây, nhớ lại cả câu chuyện hái rau nên Biện càng thêm buồn thương, ngưỡng mộ. Sau nghiên cứu kinh điển, sách vở, đọc đến đâu nhớ đến đó. Cuối đời vào chùa Hồ Khâu ở đất Ngô Giảng Lỗ ký, Chu Dịch, Xuân Thu mỗi loại bảy lần. Còn Pháp Hoa, Đại Phẩm, Duy Ma mỗi loại mười lăm lần. Còn soạn sách Văn Hàn tập gồm sáu quyển nay còn lưu hành ở đời. Đế tính thích thú lâm tuyền, về sau Ngô Hưng vào ở núi Côn Lôn tại quê cũ, sống nhàn tản ẩn dật hơn hai mươi năm, tới cuối niên hiệu Nguyên Gia thời Tống thì mất tại nhà trong núi, thọ hơn sáu mươi tuổi.
Nguyên chú:
Xuất xứ từ Lương Cao Tăng truyện
- 278
Viết bình luận