Trúc Đàm Toại
Trúc Đàm Toại
Trúc Đàm Toại vào thời Thái Nguyên, tuổi hơn 20, trắng trẻo đẹp đẽ, là một vị sa môn Lưu tục. Có lần đi qua trước cửa miếu Thành Khê, nhân tiện vào trong miếu xem, tối về nằm mơ thấy một người phụ nữ đến bảo rằng: “Ông phải đến làm thần trong miếu tôi”. Toại hỏi người phụ nữ đó là ai. Đáp: “Là cô trong miếu Thanh Khê. Được chừng một tháng thì Toại ốm chết. Lúc sắp mất, nói với các bạn đồng học trẻ tuổi rằng: “Tôi không có phúc, nhưng cũng không có tội lớn. Chết đi sẽ làm thần ở miếu Thanh Khê. Các vị khi nào tiện thì lên thăm tôi”. Sau khi Toại chết, các vị sư trẻ tuổi liền tới. Thế là Toại chuyện trò thăm hỏi, giọng nói vẫn như thủa trước, lúc sắp chia tay Toại nói: “Đã lâu không được nghe kinh kệ, nay muốn được nghe một lần nữa!”. Bạn của Toại là Tuệ Cận liền đọc kệ cho nghe, xong Toại còn tán thêm rằng: “Đường chia đôi nay lại chia ly, hình thần phân tán, cõi âm ngao ngán, tĩnh biết nói sao!”. Nói xong bèn sụt sùi nức nở, các vị sư trẻ cũng đều rơi nước mắt.
(Truyện này có xuất xứ từ sách Tục Sưu thần ký)
- 63
Viết bình luận