Quát Châu: Nhậm Nghĩa Phương | Đại Bảo Tháp Mandala Tây Thiên | Đại Bảo Tháp | Đại Bảo Tháp Tây Thiên

Quát Châu: Nhậm Nghĩa Phương

Quát Châu: Nhậm Nghĩa Phương

Thứ sử Quát Chầu là Nhậm Nghĩa Phương ở An Lạc trong niên hiệu Vũ Đức chết đã mấy ngày mà vẫn sống lại và tự kể lại rằng ông ta bị dẫn đến gặp Diêm Vương. Diêm Vương sai người dẫn đi xem chốn địa ngục. Những điều ông ta kể lại không khác tý gì so với trong kinh Phật. Nghĩa Phương còn kể rằng: “Dưới đẩt ngày đêm đều tối tăm âm u, như đi trong sương mù”. Bây giờ gia đình Nghĩa Phương thấy trên tim Nghĩa Phương vẫn còn hơi âm ấm, bèn mời Tăng đến hành đạo. Nghĩa Phương ở dưới đất liền nghe thấy tiếng tụng niệm kinh kệ. Diêm Vương xét lại án Nghĩa Phương, rồi bảo nha lại rằng: “Chưa đáng chết ngay, vậy mà cớ sao mà lại bắt oan?”, rồi bèn tha cho về. Nghĩa Phương đi ra, vượt qua ba cửa các nha lại gác cửa đều ngủ cả. Người tiễn đưa về nói: “Cứ theo tiếng kệ mà đi thì sẽ đến nhà”. Trên đường Nghĩa Phương thấy một cái hố to chắn ngang, định bụng sẽ nhẩy qua, nhưng rồi lại rơi tọt xuống hố. Ngay lúc đó liền hồi tỉnh và sống lại. Rồi Nghĩa Phưomg kể lại chuyện về địa ngục, vẽ sơ đồ trên đất. Sau đó hễ được bổng lộc gì, Phương đều đem đúc tượng in kinh và Phương đã từng viết hơn một ngàn quyển kinh Bát Nhã. Trên đây là chuyện do chính Nghĩa Phương tự kể lạ.

Nguyên chú:

1. Chuyện này có xuất xứ từ Minh Báo Thập dị.

2. Kinh Tùy nguyện vãng sinh nói rằng: Phổ Quảng Bồ tát bạch với Phật rằng: “Nếu thiện nam tín nữ lúc chưa mất đã chuẩn bị sẵn làm lễ Sinh thất (cứ bẩy ngày một lần lại làm lễ để cầu cho vong hồn được vãng sinh Tịnh Độ), ngay từ trước lúc lâm chung đã đốt đèn treo phướn, thỉnh Tăng tụng kinh thì có được nhiều phúc không?”. Phật dạy rằng: “Phúc ấy là vô lượng”. Lại hỏi: “Cha mẹ họ hàng mệnh chung bị khổ, làm lễ cầu phúc cho họ thì có được nhiều phúc không?”. Đáp: “Bảy phần sẽ được một, vì lúc sống họ chẳng tin đạo đức. Nếu đem các thứ trang phục của bản thân người đã mẩt thậm chí nhà cửa vườn tược của họ mà bố thí cho Tam Bảo thì có thê giúp họ miễn trừ ở nỗi khổ ở địa ngục vì người quá cố sẽ nhận ra vật của mình mà sinh ra hoan hỷ.

Sách Di Kiên Chí kể rằng: Mụ Vương ở Ngạc Chử thường mua tờ tiền đốt đi mỗi khi cúng lễ để làm kho gửi sẵn. Mụ đã sai đầy tớ là Lý Đại ký vào. Tới khi Mụ mất, Lý Đại cũng bỗng dưng bị bệnh, ngã lăn đùng ra đất lịm đi ba ngày mới hồi tỉnh lại và kể rằng: “Đại bị âm phủ bắt tới kho để nhận chữ ký của mình. Lý Đại bèn nói: đó là chữ ký tôi ký thay bà chủ”.

Người ta bèn dẫn Đại đến quan Kim Tử, quan hỏi thì Đại lại đáp như cũ. Quan liền phán rằng: “Chỉ bắt để làm chứng về việc này thôi. Có thể tha cho hắn về”. Lúc Đại sắp ra thì mụ Vương tới. Mụ ta hớn hở nói: “May có anh đến số tiền gửi kho của tôi mói được trả lại”. Nay có người thích làm lễ cúng tiền cầu phúc sẵn từ trước cũng đều là bắt chước cách làm đó. Xong nếu muốn tự tu thì phải làm như trong kinh Vãng Sinh đã nói tức là phải làm công đức thực và tự mình giữ trai giới làm điều thiện để cầu nguyện được sinh ở cõi người cõi trời. Nếu như có tội nặng thì Diêm Vương vô tư, tờ tiền làm sao có thể dùng để chuộc cho khỏi tội được? Và nếu thoát được tội thì kẻ gây ra tội ác cứ việc mua nhiều tiền giấy để chuộc tội kể giàu có khó gi mà chẳng làm nổi, những người nghèo túng thì dẫu có tội nhỏ cũng khó mà tránh khỏi. Đó là điều mà bậc trí giả phải suy xét cho kỹ.

Pháp sư Tuệ Ân ở chùa Đại Trang Nghiêm tại Tây Kinh bẩm tính khoan hòa, linh thông sáng suốt. Năm Thái Kiến thứ tám đời nhà Trần lúc mới bắt đầu an cư, bỗng cảm ứng thấy sứ giả ở dưới âm phủ tói nói rằng: “Vua thích Pháp sư”. Thế rồi thấy quân hầu đầy tớ tới đón rước tưng bừng đàn sáo hòa vang. Tuệ Ân tức thời tuy vẫn còn thở, nhưng đã xả thọ mà thân thể vẫn như ngày thường. Qua bảy đêm liền, Tuệ Ân mới hồi tỉnh lại như vừa tỉnh dậy sau một lần nhập định sâu. Đồ đệ hỏi nguyên do, thì Ân nói: “Thử xem xem trong rương có vật gì?”. Lát sau đồ đệ lục rương thấy có hai bó lụa. Ân bèn nói: “Đó là lụa của người ta tặng đấy!”. Lại hỏi nguyên do thì Ân nói: “Đó là chuyện vọng tưởng điên đảo, biết để làm gì? Ta được Diêm Vương sai giảng kinh Đại phẩm Bát Nhã ở dưới cõi âm. Ta đã nhìn thấy mọi tướng trạng của địa ngục được lần lượt thấy đủ năm loại khổ ải ở trong đó”. Nếu chẳng phải là bậc tại từ bi bao trùm lên cả cõi dương cõi âm, đạo hạnh cực kỳ linh thông cảm ứng thì làm sao có thể tác động tới quỷ thần dưới cõi âm mà được thần du nơi cõi khác như vậy được. Năm Trinh Quán thứ nhất, Ân mất hưởng thọ 89 tuổi.

(Truyện trên có xuất xứ từ sách Đường Cao Tăng truyện)

Viết bình luận

Chúc mừng năm mới
Copyright © 2015 daibaothapmandalataythien.org. All Rights Reserved.
Xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Email: daibaothapmandalataythien@gmail.com

Đăng ký nhận tin mới qua email
Số lượt truy cập: 6437801
Số người trực tuyến: